Một góc Quảng Ninh
Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền 6.206,9 km2 và phần diện tích biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 6 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố, với 13 đơn vị hành chính gồm: 4 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 2 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 7 huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô).
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh…
Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 10%/năm, cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 3 - 4%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 47 - 48%; dịch vụ chiếm khoảng 38 - 39% và Thuế sản phẩm 9 - 10%; GRDP bình quân đầu người đạt 19.000 - 20.000 USD.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 1,9%/năm; đến 2030 dân số toàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 1,63 triệu người; Duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh ở nhóm 5 tỉnh thành phố đứng đầu cả nước; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%;...
Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch.
Tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao
Về phương hướng phát triển, Quảng Ninh sẽ là đầu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế; là trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN; sân bay quốc tế Vân Đồn thành một trung tâm logsitics của Việt Nam, hướng tới là điểm trung chuyển cho khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tại tỉnh này với hệ thống dịch vụ chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, giá trị gia tăng lớn.
Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh đón khoảng 25 triệu lượt du khách (trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế), đạt tốc độ tăng trưởng du khách bình quân khoảng 6%/năm.
Về kinh tế biển, Quyết định nêu rõ, xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành một trung tâm kinh tế biển bền vững của cả nước trên cơ sở phát triển du lịch - dịch vụ kết nối khu vực và quốc tế; đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, các âu tàu du lịch đẳng cấp quốc tế gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế.
Đồng thời xây dựng Quảng Ninh thành một trong những cửa ngõ trung chuyển hướng biển của khu vực; tăng khả năng liên kết không gian kinh tế ven bờ, biển và đảo, tạo động lực phát triển cho vùng Đông Bắc và cả nước...
-
Quảng Ninh đặt mục tiêu hút 1 tỉ USD vào KCN, KKT
Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp xúc tiến, thu hút đầu tư để đạt được mục tiêu trên.
-
TP Uông Bí: Khẩn trương hoàn thành GPMB đường Yên Tử kéo dài
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh trong tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân nguồn vốn đầu tư công các dự án, công trình, TP Uông Bí đang tập trung huy động cả hệ thống chính trị hoàn thành công tác GPMB diện tích còn lại đối với dự á...
-
Aeon Mall sắp xây trung tâm thương mại ở Hạ Long
Đầu tháng 12, Aeon Mall Việt Nam sẽ khởi công dự án trung tâm thương mại trên khu đất 91.000 m2 ở Bãi Cháy, TP Hạ Long.
-
Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước tái khởi động dự án chung cư gần 2.000 tỷ trên “đất vàng”
Sau nhiều năm ngưng thi công, dự án chung cư lô 6, 7, 8 tại phường Trần Hưng Đạo, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ sẽ được tái khởi động vào cuối năm nay.