Bao giờ quy hoạch Hà Nội mới về đến đích khi hàng loạt những thách thức phải đối mặt trong quá trình phát triển đô thị ở Hà Nội vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng? Đây là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn, nhưng việc trả lời lại vô cùng khó...

Quy hoạch Hà Nội: Bao giờ mới đến đích?


Như VnMedia đã có bài phản ánh về việc sau 7 lần quy hoạch, Hà Nội vẫn chưa “hoá rồng”, phân tích về việc tính đến đồ án Quy hoạch chung Hà Nội mở rộng vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt Hà Nội đã trải qua 6 lần chỉnh sửa quy hoạch mà không một điều chỉnh nào được hiện hữu trong thực tế. Với câu hỏi đồng thời là kỳ vọng vào lần quy hoạch thứ 7 này, Hà Nội liệu có phát triển theo đúng mô hình đang được vẽ ra?

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm. Mô hình mới này đang mở ra viễn cảnh sáng sủa cho bộ mặt mới của Hà Nội. Nhưng thực hiện được nó hay không lại là cả vấn đề cần bàn cãi.

Tính đến thời điểm này, việc thực hiện Quy hoạch phân khu chi tiết vẫn đang được Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nghiên cứu, tính toán. Nhưng theo phân tích của một số KTS, trước khi tiến hành làm quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần phải hoàn thiện nốt các quy hoạch chuyên ngành nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội 2005 được Chính phủ phê duyệt trước đó, sắp tới là quy hoạch sử dụng đất trong 10 năm; quy hoạch nhân lực. Mô hình đô thị lần này được xácđịnh là chùm đô thị với một đô thịtrung tâm, 5 đô thị vệ tinh và 11 thịtrấn sinh thái. Do đó, phải có cơ chế mới, phải có sự phân công, phân cấp mới và phải đồng bộ thì mới có căn cứ để phát triển.


Quy hoạch Hà Nội: Bao giờ mới đến đích?

Phần khác biệt nhất của đồ án quy hoạch chung Hà Nội mở rộng là việc phát triển chùm đô thị vệ tinh. Nhưng, đặc trưng của Hà Nội là có nông dân. Làm gì để đồng bộ đô thị với nông thôn mới là một thách thức rất lớn của Hà Nội.


Mặt khác, theo đánh giá của KTS Đào Ngọc Nghiêm, theo quy hoạch thì nông dân chiếm 58%, đến năm 2030 thì con số này là hơn 30%. Diện tích hành lang xanh (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) chiếm 68% trong khi diện tích kinh doanh - đô thị chỉ chiếm 32%. Hà Nội có 401 xã, mục tiêu là về trước cả nước từ một đến hai năm trong việc hoàn thành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

Do đó, phải đồng bộ đô thị với nông thôn mới là một thách thức rất lớn với thành phố. Đây cũng là bài học của một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc (phát triển nông thôn quá nhanh đã làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống).

Mặc dù Quy hoạch chung Hà Nội được nghiên cứu dựa trên các kinh nghiệm quy hoạch và thiết kế của mười sáu thành phố lớn trên thế giới và các chuyên giá tư vấn nước ngoài đã tổng kết có 17 kinh nghiệm quy hoạch có thể áp dụng cho Hà Nội được chia thành bốn loại: Tầm nhìn; Cơ sở vật chất đô thị lõi (Các vấn đề cơ sở hạ tầng); Tăng trưởng thông minh (các vấn đề không gian và môi trường) và Đặc trưng đô thị, nhưng , đặc trưng đô thị của Hà Nội lại khác biệt rất nhiều nước trên thế giới.


Qua 10 thế kỉ, lịch sử Hà Nôi luôn gắn liền với quá trình đô thị hóa. Thành cổ Hà Nội, khu phố cố, khu phố Pháp được xem như trung tâm lịch sử, văn hóa và hành chính của thành phố. Thành phố có khoảng 50,000 người vào năm 1902 khi là thủ đô của thuộc địa Đông Dương và có khoảng hơn 800,000 người vào năm 1975 khi cuộc chiến giành độc lập kết thúc. Kể từ cải cách kinh tế vào năm 1986, dân số thành phố đã tăng đáng kể khoảng 3% mỗi năm và đạt 2,8 triệu người vào năm 2010 theo Dự báo Đô thị Hóa trên thế giới của Liên Hợp Quốc. Việc mở rộng biên giới hành chính của thành phố vào năm 2008 đã làm tăng gấp đôi dân số lên gần 6,4 triệu người.Tuy nhiên thành phố Hà Nội chỉ đứng thứ 62 trong các thành phố ở Châu Á về quy mô dân số và con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tiếp theo.

Nhưng theo ông DANIEL BIAU, Giám đốc Ban Hợp tác khu vực và hợp tác kỹ thuật Chương trình Định cư Con người của LHQ (UN-Habitat), thách thức lớn nhất của việc phát triển đô thị tại Hà Nội là xác định được tầm nhìn cho công cuộc phát triển bền vững cho tất cả mọi người. “Theo đó Hà Nội trở thành một hiện thực tích cực cho tất cả mọi người, chứ không chỉ dành cho các nhà quy hoạch và quản lý đô thị. Vì quá trình đô thị hóa sẽ tiếp diễn, trong tương lại, Hà Nôi cần hoạt động hiệu quả hơn trên cương vị thủ đô của đất nước, và là động lực phát triển vùng và quốc gia”.

Những thách thức to lớn mà Quy hoạch này cần chỉ ra bao gồm: Làm thế nào để tăng chỉ số cạnh tranh không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ vùng; Khuyến khích phát triển phía bên kia sông Hồng and theo hành lang Hà Nội – Hải Phòng; Cung cấp nhà ở với giá mà người dân có thể tiếp cận được cho khoảng 10 triệu dân trong vùng vào năm 2030; Cung cấp cơ sởhạ tầng và dịch vụ đô thị, bao gồm hệ thống giao thông hoạt động hiệu quả, hệ thống cấp nước, vệ sinh, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, giáo dục và y tế; Giảm nhẹ các tác động của thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt lên người nghèo đô thị và các nhóm dễ bị tổn thương và thực hiện những chiến lược thích ứng thích hợp.



Quy hoạch Hà Nội: Bao giờ mới đến đích?

Với những phần vá víu mà hiện thực đang có, quy hoạch mới sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?

Đến thời điểm này, câu trả lời chính xác về bài toán giải quyết các thách thức nói trên vẫn chưa được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đơn vị được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao nhiệm vụ thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trả lời cụ thể.


Theo bà Lã Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Viện đã báo cáo và được Thành phố chấp thuận Chủ trương triển khai nghiên cứu 17 Quy hoạch phân khu (QHPK) trong đô thị trung tâm. Ngày 30/1/2011, UBND Thành phố đã ký các quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch của 17 phân khu đô thị. Hiện nay Viện đang triển khai thực hiện, dự kiến sẽ hoàn thành và trình cấp thẩm quyền phê duyệt vào cuối năm 2011.

Theo Thanh Hường (VnMedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.