Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, đánh giá như vậy tại hội thảo “Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, tổ chức sáng 15-12 ở Hà Nội
Phung phí “đất vàng”: Thiệt hại cực kỳ lớn!
Dự án khu đô thị mới Phương Trang - vịnh Đà Nẵng nằm trên khu “đất vàng” gần cầu sông Hàn - TP Đà Nẵng bỏ hoang trong một thời gian dài. Ảnh: Hoàng Dũng

* Phóng viên: Kết quả khảo sát của Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho thấy có trên 90% dự án đều chậm tiến độ, ông có thể nói rõ hơn?
Phung phí “đất vàng”: Thiệt hại cực kỳ lớn!

- Ông Trần Ngọc Hùng: Theo số liệu chúng tôi nhận được từ các bộ, ngành, địa phương, hầu hết dự án, trong đó có nhiều dự án lớn tọa lạc trên những khu đắc địa, thời gian đầu tư đều kéo dài và chậm tiến độ. Chậm tiến độ - thông thường người ta chỉ tính thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành, còn chúng tôi quan niệm toàn bộ dự án phải tính từ khi chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng.

Trong báo cáo của các bộ GTVT, Kế hoạch - Đầu tư, NN-PTNT, cũng như báo cáo của UBND TP Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, các tập đoàn, tổng công ty… cho thấy cả 3 giai đoạn trên của các dự án đều chậm, dẫn đến tình trạng dự án “treo” tràn lan. Thực tế, rất nhiều dự án có giai đoạn chuẩn bị đầu tư kéo dài 2-4 năm, đến giai đoạn 2 lại tiếp thục “ngâm”. Có những dự án, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí như đường Vành đai 1 của Hà Nội hơn 10 năm vẫn chưa xong…

* Theo ông, nguyên nhân vì sao?

- Dẫn đến tình trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân như Luật Đấu thầu quá thiên về vấn đề giá rẻ dẫn đến nhà thầu không đủ năng lực, giành đất để đó chờ cơ hội là sang nhượng để hưởng chênh lệch. Ngoài ra, ở từng địa phương, do áp lực thu hút đầu tư nên việc thẩm định năng lực nhà đầu tư trước khi giao dự án cũng có “vấn đề”, thẩm định cho có... Điều này lý giải vì sao hiện có rất nhiều dự án lớn, trong đó có cả dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… từng hy vọng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng nay buộc phải thu hồi.

* Thực trạng trên đã gây thiệt hại như thế nào về mặt kinh tế - xã hội, thưa ông?

- Thiệt hại và lãng phí là cực kỳ lớn. Nhà nước, doanh nghiệp và cả xã hội bỏ vốn đầu tư khổng lồ vào các dự án xây dựng (chiếm 40% GDP) nhưng tỉ lệ lớn trong số đó lại chậm hoàn thành dẫn đến sản xuất đình trệ, nguồn vốn không được quay vòng kịp thời, lãi suất vẫn phải trả, thiếu công trình cho xã hội, cho người dân… Đặc biệt là lãng phí rất lớn tài nguyên đất, nhất là ở các đô thị lớn trên cả nước. Do vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan quản lý cần có giải pháp khắc phục sớm tình trạng này để đẩy nhanh tiến độ các dự án, khi đó mới hy vọng nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng - một biện pháp thực sự để chống lạm phát.

* Để xảy ra tình trạng này, theo ông trách nhiệm nằm ở khâu nào?

- Điều này, theo tôi, các cơ quan chức năng phải làm rõ ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm từng dự án, từ phân bổ vốn, nhà đầu tư thiếu năng lực, chính quyền địa phương “dễ dãi”, quan liêu… để từ đó có chế tài, xử lý. Thật ra, chúng ta đã có đủ quy định pháp lý để xử lý trách nhiệm dẫn đến tình trạng phung phí “đất vàng” song chúng ta đang mắc căn bệnh cái gì cũng đổ trách nhiệm tập thể.

* Đâu là giải pháp để hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên đất do dự án “treo” tràn lan?

- Theo chúng tôi, Nhà nước và doanh nghiệp cần tập trung vào 2 yếu tố rất quan trọng. Thứ nhất, toàn bộ các công trình xây dựng, các dự án đều phải xuất phát từ quy hoạch. Quy hoạch kinh tế - xã hội đi trước một bước rồi quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết xây dựng làm cơ sở cho việc thực hiện dự án. Thứ hai, Nhà nước cần sửa đổi bổ sung, thậm chí xây dựng hàng loạt quy định liên quan đến luật pháp từ đấu thầu, quy hoạch, xây dựng, doanh nghiệp…

Sau hội thảo này, Tổng hội Xây dựng Việt Nam sẽ tập hợp các kiến nghị trình lên lãnh đạo Nhà nước, các bộ - ngành liên quan để giải bài toán lãng phí tài nguyên đất.

Chính phủ chỉ đạo tổng rà soát


TS Phạm Văn Khánh, Vụ Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng, cho biết Chính phủ đang chỉ đạo các địa phương cũng như các bộ, ngành tổng rà soát lại các dự án không thực hiện đúng quy định về thời gian, dự án không hiệu quả. Từ đó, sẽ có biện pháp loại bỏ hay có những chế tài chặt chẽ hơn đối với các dự án vi phạm.

Cũng theo ông Khánh, Luật Xây dựng đã quy định các dự án phải có mặt bằng sạch nhưng các địa phương chưa làm được điều đó. Luật cũng quy định khi chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê tư vấn nhưng năng lực của tư vấn cũng không bảo đảm dẫn đến chậm tiến độ. Luật cũng quy định gói thầu phải đủ vốn mới được triển khai nhưng trong thực tế, việc bố trí vốn của cơ quan có thẩm quyền, của chủ đầu tư chưa theo tiến độ của dự á

Theo Thế Dũng (Người Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.