Sau khi Bộ Xây dựng có đề xuất giải pháp “cứu” thị trường bất động sản (BĐS), đầu tháng 8, các doanh nghiệp BĐS TP Hồ Chí Minh cũng đã họp nhau lại đề xuất những biện pháp để giải cứu thị trường này. Một lần nữa sự kiên định của những người làm chính sách lại bị thử thách...
Sức ép đòi… giải cứu!

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, dư nợ bất động sản đến tháng 6/2011 khoảng 245.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của nền kinh tế. Nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 3% tổng dư nợ lĩnh vực này, trong đó, nợ thuộc nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn chiếm khoảng 40% số nợ xấu. |
Có những chỉ dấu cho thấy, sức ép đòi giải cứu thị
trường BĐS đang ngày một gia tăng. Ngày 27/6, Bộ Xây dựng đã phải đề
xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có giải pháp điều chỉnh linh hoạt khoản
mục cho vay đối với từng khoản mục BĐS, theo hướng: Giảm tỷ trọng các
khoản mục vay xây dựng khu đô thị; vay xây dựng văn phòng, cao ốc cho
thuê...; Tăng tỷ trọng cho vay như vay xây dựng cơ sở hạ tầng nhà,
xưởng, vay mua nhà để ở; Giữ nguyên tỷ trọng với các dự án dở dang cần
vốn để tiếp tục hoàn thành, bán và thu hồi vốn. Ngoài ra, Bộ Xây dựng
cũng đề nghị NHNN nghiên cứu hình thức “chuyển nợ” từ nhà đầu tư sang
người mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu
tư sang khế ước vay giữa ngân hàng với người mua nhà. Thậm chí trong
hội thảo đầu tháng 8, Chủ tịch hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, Lê Hoàng
Châu còn đề nghị, không xếp ngành BĐS vào nhóm dịch vụ phi sản xuất mà
cần xếp vào ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện như Luật Doanh
nghiệp.
Những kiến nghị này xuất phát từ Chỉ thị số 01 do
Thống đốc NHNN ban hành ngày 1/3. Theo đó, trong năm 2011 sẽ thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư
nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực BĐS,
chứng khoán. Cụ thể, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo đến 30/6, tỷ
trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất tối đa là 22% và đến 31/12,
tỷ trọng này tối đa là 16%. Những ngân hàng không đáp ứng yêu cầu về tỷ
trọng này có thể chịu những hình phạt rất nặng là áp dụng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc gấp 2 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung và hạn chế phạm
vi hoạt động.
Nhiều ngân hàng có lẽ đang lo “sốt vó” về tiêu chí
này, bởi theo Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia TS Lê
Xuân Nghĩa, tín dụng BĐS Việt Nam tập trung ở các ngân hàng nhỏ, một số
ngân hàng có tỷ trọng dư nợ bất động sản tới 30-40%. Đây là thông tin
trong bài phát biểu của ông Nghĩa tại hội thảo “Tác động của thị trường
BĐS lên thị trường tài chính Việt Nam, những khuyến nghị chính sách”
sáng 18/8 tại Hà Nội.
“Đóng” hay “mở” đều khó
Sức ép giảm tỷ trọng cho vay BĐS đương nhiên sẽ đè
xuống vai các doanh nghiệp BĐS đang sống bằng vốn ngân hàng. Nhưng bản
thân các doanh nghiệp lại cũng đang gặp vô vàn khó khăn. Thị trường ảm
đạm doanh nghiệp không thể thu hồi vốn; kênh vốn từ đầu tư nước ngoài
cũng sụt giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/7, cả nước chỉ có 9 dự án kinh doanh
BĐS được cấp mới với số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt 305,26
triệu USD. Con số này quá nhỏ nhoi khi so với năm 2010 (gần 6,84 tỷ
USD) và năm 2009 (gần 7,4 tỷ USD).
Thị trường đang khát vốn, nhưng có nên nới lỏng
tín dụng để giải cứu hay không, thì lại là chuyện khác. Các chuyên gia
đều khẳng định sự ảnh hưởng của BĐS đối với thị trường tài chính, nhưng
đều tỏ ra thận trọng với đề xuất có hay không việc nới lỏng tín dụng
BĐS. Bởi nới lỏng tín dụng bây giờ là chấp nhận một nguy cơ tăng trưởng
nóng, trong khi sự kiên định với chính sách thắt chặt tiền tệ theo
đường lối Nghị quyết 11 lại được cho là cần phải giữ vững trong bối
cảnh hiện nay.
Ở một phương diện khác, có những chỉ dấu cho thấy,
trong bối cảnh khó khăn thì BĐS lại đang có chuyển biến tích cực theo
hướng ngày càng lành mạnh hơn về giá và cơ cấu căn hộ. Giá BĐS đang
được cho là ngày càng tiệm cận với giá trị thực. Tại Hà Nội, các dự án
mới ở Sài Đồng (Long Biên), dọc trục đường 32 (Từ Liêm)... đang được
rao bán với giá chỉ 14-15 triệu đồng/m2 căn hộ chung cư. Còn theo các
doanh nghiệp BĐS tại TP Hồ Chí Minh, các căn hộ giá xấp xỉ 1 tỷ đồng
đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường giao dịch. Về cơ cấu căn
hộ, các căn hộ diện tích nhỏ đang được các nhà đầu tư chú trọng phát
triển. Đây là điều không thể mơ tưởng tới vào thời kỳ “sốt đất” năm
2007-2008. Một con số đáng chú ý nữa mà TS Lê Xuân Nghĩa đưa ra là
lượng kiều hối đầu tư vào BĐS đang tăng. Theo thống kê, cứ 4.000 hộ
nhận kiều hối, có tới 52% kiều hối được đầu tư vào BĐS. Con số này cho
thấy đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn của người dân. Ngay cả trong lãnh
đạo ngành Xây dựng cũng có những ý kiến cho rằng, những khó khăn của
thị trường BĐS cũng là một thử thách tốt để doanh nghiệp ngành này tự
đổi mới và cơ cấu lại, đưa thị trường trở lại lành mạnh.
Theo Đắc Kiên (Giadinh)
VIP

Bán Shophouse mặt tiền đường 60m dự án T&T City Millennia, 150m2 , giá 8.6 tỷ
8 tỷ 600 triệu- 150m2
Cần Giuộc, Long An
Hôm nay
0903106***
VIP

Nhà Gò Vấp giá rẻ Trần Bình Trọng căn góc 3 tầng BTCT
4 tỷ 400 triệu- 50m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP

Bán đất mặt tiền nhựa Lục Viên vị trí gần chợ đình kinh doanh mọi ngành nghề
13 tỷ - 1178m2
Đức Hòa, Long An
Hôm nay
0915852***
VIP

Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP

BÁN(1.000m2)ĐẤT MẶT TIỀN THỊ XÃ FULL THỔ CƯ,SHR, SAU LÒNG CHỢ, SÁT NHỰA 42M
475- 1000m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0902312***
VIP

BÁN NHÀ NHỐ HXH –P.3, GÒ VẤP – SETUP SẴN, CHỈ CẦN DỌN VÀO Ở NGAY
Thương lượng- 360m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0909741***
VIP

Với 80tr sở hữu căn hộ 2PN Fresia Riverside cạnh Aeon Mall Biên Hoà ngay Metro
1 tỷ 550 triệu- 53m2
Biên Hòa, Đồng Nai
Hôm nay
0942882***
VIP

KING HILL RESIDENCES – CĂN GÓC SIÊU ĐẸP – CƠ HỘI VÀNG ĐẦU TƯ TẠI BẾN LỨC LONG AN
2 tỷ 998 triệu- 100m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0396627***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.