"Dù đất sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân thì vấn đề tôi quan tâm nhất vẫn là câu chuyện thu hồi đất cho mục tiêu phát triển đất nước..." - TS. Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam đã thể hiện quan điểm rõ ràng xung quanh Luật Đất đai - vấn đề đang nóng trên nhiều diễn đàn những ngày qua.
"Dù đất sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân thì vấn đề tôi quan tâm nhất
vẫn là câu chuyện thu hồi đất cho mục tiêu phát triển đất nước. Hiện nay
đây đang là vấn đề đại sự. Trong khi đó Luật Đất đai đã vượt quá quy
định của Hiến pháp. Hiến pháp quy định chỉ thu hồi đất vì lợi ích quốc
gia và lợi ích quốc phòng an ninh. Luật thì thêm cả lợi ích công cộng và
mục tiêu để phát triển kinh tế. Thực ra lợi ích công cộng và lợi ích
quốc gia cũng không khác gì nhau. Nhưng rõ ràng Luật đang vượt quá Hiến
pháp” - Tự nhận mình rất thạo vấn đề đất đai đô thị, TS. Phạm Sĩ Liêm -
Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam đã thể hiện quan điểm rõ ràng
xung quanh Luật Đất đai - vấn đề đang nóng trên nhiều diễn đàn những
ngày qua.
TS. Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam
thể hiện quan điểm rõ ràng xung quanh Luật Đất đai . Ảnh: Hoàng Long
Sở hữu tư nhân đất đai - cần nghiên cứu, đánh giá thật kỹ
- Thưa ông, hiện đang có rất nhiều ý kiến xung quanh Luật Đất đai, Luật đang bộc lộ nhiều bất cập so với thực tiễn cuộc sống. Trước những ý kiến cho rằng mấu chốt của những phức tạp nảy sinh hiện nay là vấn đề sở hữu và bởi vậy, nhiều chuyên gia đề nghị nên công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, thay cho sở hữu toàn dân như hiện nay, quan điểm của ông thế nào?
Tôi lại không nghĩ thế. Không thể suy nghĩ đơn giản là thấy sở hữu toàn dân bộc lộ nhiều bất cập thì nghĩ rằng tư nhân hóa là hay. Tôi thấy lo ngại nếu trở lại chế độ sở hữu tư nhân đất đai. Bởi vì từ khi hình thành cơ chế sở hữu toàn dân đến nay cũng đã ngót nghét 30 năm, đã hình thành một thực tế như vậy. Bây giờ mà muốn sửa phải đánh giá cho kỹ hậu quả có thể xảy ra nếu trở lại hình thức sở hữu tư nhân. Nếu đánh giá kỹ mà thấy hậu quả (chắc chắn là phải có) cũng không đến nỗi phức tạp thì chúng ta mới nên đổi. Còn nếu thấy nó sẽ kèm theo hậu quả nghiêm trọng, phức tạp, nhất là tranh chấp (vốn có từ xưa) nhân cái đổi này người ta lại xới lại thì không phải đơn giản. Phải điều tra xã hội học, nghiên cứu thật kỹ bởi đây là vấn đề rất lớn chứ không phải chỉ theo ý kiến một số nhà kinh tế thấy sở hữu đất tư nhân sẽ thuận lợi cho vận hành kinh tế thế này thế kia. Còn phải xem xét ở khía cạnh xã hội chứ không đơn giản. Trước kia chúng ta đã đánh giá không kỹ khi chuyển sang sở hữu toàn dân, lúc đó phần đông dân chúng cũng chưa chú ý đến đất đai vì vẫn còn bao cấp, nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường thì nó mới nổi lên thành các vấn đề gay gắt. Tức là chúng ta đã phải trả giá cho việc chuyển đổi đó thì bây giờ đổi lại sau từng ấy năm cũng không đơn giản đâu.
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng sở hữu toàn dân là một khái niệm chung chung nên nhiều công chức địa phương sẽ lợi dụng điều đó để trục lợi và o ép nhân dân?
Xin thưa rằng quan chức đâu chỉ lợi dụng cái kẽ hở đó. Hơn nữa nếu chúng ta sửa đổi Luật Đất đai và có cơ chế đúng đắn thì họ cũng không lợi dụng được. Ngay Hoa Kỳ sở hữu tư nhân về đất đai cũng chỉ chiếm 60, 70%. Đất ở nước Anh là đất của nhà vua, nên họ không nói quyền sở hữu đất đai mà họ nói quyền sở hữu tài sản. Tức là lúc anh sử dụng đất thì đó coi như là tài sản của anh, chứ không phải anh là chủ sở hữu, chủ sở hữu vẫn là nhà vua.
Nói phải có sở hữu tư nhân đất đai thì xã hội mới phát triển cũng không ổn đâu. Singapore cũng không phải sử hữu tư nhân đất đai đâu, mà họ vẫn phát triển.
- Vậy là theo ông, cần thay đổi Luật Đất đai và có cơ chế. Nhưng cụ thể là thay đổi như thế nào?
Cơ chế cho rõ ràng thì sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân không phải là vấn đề lớn. Nếu vẫn duy trì chế độ sở hữu toàn dân như hiện nay thì nên ra Luật về quyền sở hữu tài sản để tuyên bố quyền sử dụng đất là quyền tài sản trong thời gian có quyền sử dụng đất thì đất ấy được coi như một tài sản, được bảo vệ như một tài sản.
Dù đất sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân thì vấn đề tôi quan tâm nhất vẫn là câu chuyện thu hồi đất cho mục tiêu phát triển đất nước. Hiện nay đây đang là vấn đề đại sự. Trong khi đó Luật Đất đai đã vượt quá quy định của Hiến pháp. Hiến pháp quy định chỉ thu hồi đất vì lợi ích quốc gia và lợi ích quốc phòng an ninh. Luật thì thêm cả lợi ích công cộng và mục tiêu để phát triển kinh tế. Thực ra lợi ích công cộng và lợi ích quốc gia cũng không khác gì nhau. Nhưng rõ ràng Luật đang vượt quá Hiến pháp. Và dẫn đến thực tế là có rất nhiều dự án thu hồi đất của dân thuần túy vì lợi ích kinh tế của các nhóm lợi ích chứ ít mang ý nghĩa lợi ích công cộng. Ví dụ người ta có thể thu hồi hàng cây số vuông đất để làm sân golf thì lợi ích quốc gia ở chỗ nào?
Cho nên sửa đổi Luật Đất đai theo tôi nên quay trở lại phù hợp với Hiến pháp, chứ hiện nay Luật Đất đai đang vượt quá Hiến pháp.
Không phải ai vẽ ra dự án gì cũng khoác áo lợi ích quốc gia
- Thưa ông, vậy ông có mâu thuẫn không khi không quá quan trọng tới quyền sở hữu tư nhân nhưng lại bức xúc nhất là vấn đề thu hồi đất. Nếu có quyền sở hữu tư nhân, thì việc thu hồi đất không vì "lợi ích quốc gia” sẽ không còn dễ dàng như hiện nay?
Tôi nhắc lại là nếu trở về với tinh thần Hiến pháp là chỉ thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì dù sở hữu toàn dân cũng sẽ không có chuyện thu hồi đất tràn lan được. Vấn đề ở đây là phải làm rõ lợi ích quốc gia là gì chứ không thể chỉ nói chung chung để rồi ai muốn vẽ ra dự án gì thì cũng khoác cho cái áo là lợi ích quốc gia. Cách đây mấy năm, Văn phòng Chính phủ Pháp thu hồi đất để làm trụ sở cho một cơ quan của chính phủ. Vậy mà người dân và trí thức Paris đã yêu cầu Chính phủ Pháp phải thuyết minh được việc thu hồi ấy thì lợi ích quốc gia ở chỗ nào. Như vậy để thấy cho dù là trụ sở cho một cơ quan của chính phủ cũng chưa chắc đã là lợi ích quốc gia.
Vậy lợi ích quốc gia thể hiện ở đâu? Chính là ở quy hoạch phát triển đất nước. Bất cứ quy hoạch gì cũng vì lợi ích quốc gia bởi vì quy hoạch là để phát triển. Cho nên đầu tiên là phải có quy hoạch, phải làm thật kỹ lưỡng, có chiến lược, có tầm nhìn. Quy hoạch được trưng cầu ý kiến, thật thận trọng và trách nhiệm. Khi quy hoạch đã được ký duyệt thì công khai cho nhân dân biết rồi cứ thế mà thực hiện thôi. Dân biết trước quy hoạch phục vụ cho mục đích phát triển của quốc gia rồi thì khi bị thu hồi đất sẽ không có khó khăn gì. Kết cấu hạ tầng, tức là đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện, công viên... cũng phải có quy hoạch rồi chứ không phải cứ tùy tiện, ngẫu hứng lập dự án rồi lúc nào cũng nhân danh lợi ích quốc gia để ép dân được.
Người bị thu hồi đất là người đóng góp cho sự phát triển đất nước nên phải được hưởng lợi từ sự phát triển ấy
- Còn vấn đề đền bù khi thu hồi đất của dân thì sao thưa ông, nếu vẫn tiếp tục duy trì hình thức sở hữu toàn dân?
Thu hồi đất là biện pháp bắt buộc, đã quyết định thì phải thi hành, nếu không chấp hành thì phải cưỡng chế. Ở các nước sở hữu đất đai tư nhân thì việc thu hồi đất liên quan đến quyền sở hữu tư nhân cho nên người ta rất thận trọng vì vi phạm đến quyền sở hữu tư nhân. Theo tôi nếu áp dụng Luật Đất đai hiện nay với quyền sở hữu toàn dân thì đồng thời phải tuân thủ cả luật tài sản. Phải coi quyền sử dụng đất cũng là một thứ tài sản của dân chứ không phải của nhà nước, nhà nước giao đất cho anh dùng (có thời hạn), thì trong thời gian anh dùng ấy nó vẫn là tài sản của anh.
Phải coi những người có đất bị thu hồi là những người tuy bị bắt buộc nhưng là những người đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Mà đã là người đóng góp vào sự phát triển của đất nước thì phải được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Hiện nay quan điểm vẫn đang được duy trì là thu hồi đất của anh thì anh bị thiệt hại, nên tôi đền bù cho anh thiệt hại đó là xong chuyện, thế thì không phải.
Cùng vì mục tiêu phát triển có người bỏ vốn, có người bỏ đất, người bỏ vốn thu hồi vốn rồi tức là thu hồi cái thiệt hại anh bỏ ra thì sau đó anh được lãi, còn tôi bỏ đất cũng đóng góp vào đó thì tôi chỉ thu được vốn (phần đền bù thiệt hại) còn không được lãi thế thì không công bằng. Cho nên phải xem người có đất bị thu hồi là người đóng góp vào sự phát triển và phải được hưởng lợi từ sự phát triển đó.
- Thưa ông, giải quyết phần hưởng lợi ích vì mục tiêu phát triển đó thế nào nếu đó là các công trình công cộng hoặc cơ sở hạ tầng?
Trước hết phải thay đổi quan điểm đã. Tức là phải thừa nhận người bị thu hồi đất đang đóng góp cho mục tiêu phát triển đất nước. Điều mấu chốt là quan điểm. Thống nhất được quan điểm sẽ có cách để giải quyết. Qui định cụ thể đối với xây dựng công trình hạ tầng thì được hưởng lợi như thế nào, thu hồi để tư nhân làm dự án nhà ở, dịch vụ thì được hưởng lợi như thế nào, làm trường học thì thế nào…Không thể thu hồi đất của dân để giao cho nhóm tư nhân khác kinh doanh nhà ở, dịch vụ, khu công nghiệp lấy lãi trong khi dân chỉ được đền bù ít tiền xong là trắng tay. Dân góp đất thì cũng phải được hưởng lợi ích chứ.
Dân đang sử dụng đất thì nghiễm nhiên được tiếp tục giao đất
- Về vấn đề hạn điền thì sao, thưa ông? Nếu chưa có sở hữu tư nhân đất đai, thì việc giao đất với thời hạn 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm như hiện nay đang phát sinh phức tạp?
Giao đất có thời hạn theo tôi hiểu là trước tiên để khẳng định đất đó không phải sở hữu tư nhân. Thứ hai là vì đất không phải sở hữu tư nhân nên nếu hủy hoại đất hoặc để hoang hóa, lãng phí đất thì sẽ thu hồi lại. Nhưng việc giao đất có thời hạn phải được thực hiện trên nguyên tắc là nghiễm nhiên người đang được sử dụng đất phải được tiếp tục giao đất khi hết thời hạn nếu không có lý do đặc biệt (tức là mảnh đất đấy không rơi vào quy hoạch cần phải thu hồi, không bị hủy hoại hoặc bỏ hoang) để người dân yên tâm sản xuất.
- Thời hạn giao đất 20 năm theo Luật Đất đai năm 1993 đã sắp hết, vậy theo ông, Nhà nước nên có quan điểm thế nào để hàng triệu hộ gia đình yên tâm sản xuất?
Bây giờ Nhà nước nên tuyên bố luôn cho nhân dân cả nước theo nguyên tắc tôi vừa nói. Tức là những người đang sử dụng đất thời hạn 20 năm nghiễm nhiên được tiếp tục một thời hạn mới nếu mảnh đất đó không có gì đặc biệt tức là không rơi vào quy hoạch hoặc không bỏ hoang, hủy hoại hoặc lãng phí đất. Nếu làm như thế sẽ yên dân.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Cẩm Thúy (Đại đoàn kết)
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường 20m - 5PN khu bên sông HBC Thủ Đức - 120m2 ngang 6m
14 tỷ 300 triệu- 120m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán Nhà Đường Dương Quảng Hàm. P5, Gò Vấp. 4mx14m 3 tầng dòng tiền 14tr/th
7 tỷ 300 triệu- 56m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
SỞ HỮU NGAY CĂN HỘ BCONS CITY - TRẢ TRƯỚC CHỈ TỪ 220 TRIỆU/CĂN 2PN 2WC
2 tỷ - 51m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0937161***
VIP
Bán gấp lô đất nền dự án TP. Thuận An, DT 67,3m2, TC 100%, sổ riêng
2 tỷ 300 triệu- 67.3m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0986836***
VIP
Sở hữu CĂN HỘ PANOMA sông Hàn - VIEW 360 trọn Đà Nẵng. SUN COSMO RESIDENCE
Thương lượng- 50m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Đất KDC Thuận Giao gần ngã tư Hoà Lân, 350m ngang 10x35m ful thổ cư 512 Thuận An
7 tỷ 500 triệu- 350m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: chính sách quy hoạch