Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Tờ trình số 11206 /TTr-UBND về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại tờ trình này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết mục tiêu tổng quát, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; đô thị hạt nhân cấp Vùng và tiểu vùng; là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu.
Thừa Thiên Huế cũng là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của Vùng động lực miền Trung; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng-an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Riêng về tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; hướng tới thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu đặc sắc của cả nước và Châu Á.
Mô hình phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại, xanh, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với không gian phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng đặc thù thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá và thiên nhiên, đặc biệt là Quẩn thể di tích cố đô Huế.
Tại Thừa Thiên Huế sẽ hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực, gồm: Thị xã Phong Điền; thị xã Hương Trà; quận Hương Thủy; xây dựng đô thị Chân Mây; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang quốc gia Bắc–Nam và hành lang kinh tế Đông-Tây, hành lang đô thị hướng biển và thúc đẩy liên kết nội vùng.
Xây dựng đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển, xây dựng công viên Đầm phá quốc gia; là trung tâm của Vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;…
Thừa Thiên Huế sẽ phát triển 3 trung tâm đô thị. Trong đó, đô thị trung tâm gồm thành phố Huế (được chia thành 2 quận: quận phía Bắc, quận phía Nam), quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà. Đây là đô thị di sản, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh; Trung tâm hành chính chính tri, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, KHCN; là cực tăng trưởng của vùng KTTĐ miền Trung.
Quận Hương Thủy là phát triển đô thị sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Phú Bài, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp động lực. Thị xã Hương Trà là đô thị vệ tinh.
Đô thị Vùng Tây Bắc gồm thị xã Phong Điền - Quảng Điền - A Lưới, trong đó khu vực đô thị trung tâm là huyện Phong Điền gắn với KCN Phong Điền phát triển đô thị công nghiệp là động lực phía bắc của tỉnh. Đây là cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.
Một trung tâm đô thị khác là đô thị Vùng Đông Nam, gồm huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện Nam Đông. Trong đó phát triển đô thị Chân Mây trở thành đô thị loại III – một thành phố mới, kiểu mẫu gắn với Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là động lực phát triển đột phá của vùng, là cửa ngõ phía Nam kết nối với các tỉnh Đà Nẵng, các tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung, là cửa ngõ ra biển với các nước thuộc hành lang kinh tế Đông-Tây.
Đô thị Vùng Đông Nam có hệ thống hạ tầng giao thông đường cao tốc La SơnTúy Loan; cảng biển nước sâu Chân Mây phục vụ đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa quy mô lớn. Tại đây cũng sẽ phát triển đô thị biển gắn với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Trong phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, tờ trình nói trên cũng đã cho biết các nội dung liên quan đến ba hành lang kinh tế; ba trung tâm động lực tăng trưởng; đổi mới mô hình đô thị di sản; nền tảng chính.
Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh phát triển đô thị. Ảnh: Lưu Bang
Hé lộ phương án phát triển đô thị
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 09 đơn vị hành chính.
Cụ thể, 02 quận (trong đó thành phố Huế chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 03 thị xã (thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành lập thị xã Phong Điền) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông).
Giai đoạn 2023-2025, Thừa Thiên Huế thực hiện sắp xếp 07 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã do chưa đảm bảo tiêu chuẩn, gồm: Điền Hòa, Điền Môn và Phong Hải (huyện Phong Điền); Phú Thanh, Phú Dương (thành phố Huế); Phú Sơn, Thủy Tân (thị xã Hương Thủy).
Cũng trong giai đoạn này, Thừa Thiên Huế khuyến khích sắp xếp 01 ĐVHC cấp huyện (huyện Nam Đông) và 3 ĐVHC cấp xã gồm Hương Thọ và Hải Dương (thành phố Huế), Phong Thu (huyện Phong Điền).
Đến năm 2030, Thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính.
9 đơn vị hành chính nói trên, gồm 3 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy), 02 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và 04 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông); đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đến thị trấn Phú Lộc, các xã ven biển huyện Phú Lộc hiện hữu) đạt tiêu chí đô thị loại III.
Giai đoạn 2026 – 2030, Thừa Thiên Huế thực hiện sắp xếp 5 ĐVHC cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn buộc phải sắp xếp, gồm: Lộc Bình, Lộc Hòa và Xuân Lộc (huyện Phú Lộc); Phú Lương (huyện Phú Vang); Phú Vinh (huyện A Lưới).
Riêng về tầm nhìn năm 2050, Thừa Thiên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương gồm 10 đơn vị hành chính gồm: Dự kiến 04 quận (quận phía Bắc, quận phía Nam; quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 01 thành phố (thành phố Chân Mây); 03 thị xã (thị xã Phong Điền, thị xã Quảng Điền, thị xã Phú Vang); 02 huyện (huyện Phú Lộc –Nam Đông, huyện A Lưới).
Chưa hết, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị mới, động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030.
-
Thừa Thiên Huế: Khu vực dự kiến hình thành đô thị Đại học được quy hoạch ra sao?
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 2181/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Ngày mai (1/1/2025), Việt Nam chính thức có thêm 3 thành phố mới
Bước sang ngày đầu tiên của năm 2025, 1 thành phố trực thuộc Trung ương và 2 thành phố mới sẽ chính thức được thành lập.
-
Việt Nam sẽ có 5 đô thị tầm cỡ quốc tế vào năm 2050
Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều định hướng quan trọng.
-
Chính phủ thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
Chính phủ vừa ban Nghị quyết 149/NQ-CP ngày 23/9/2024 về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.