Cả nước có hàng nghìn dự án nhà ở, khu đô thị đang được triển khai, bình quân mỗi năm có tới 80 triệu mét vuông nhà ở được xây mới, nhưng đa số người lao động, làm công ăn lương vẫn không thể mua được nhà ở. Đây có phải là một nghịch lý?
Phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh sinh viên là một giải pháp góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Ảnh: Linh Ngọc
Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới tiếp
tục được triển khai, bổ sung nguồn cung cho thị trường. Đặc biệt, chủ
trương phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân, học
sinh - sinh viên bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại một nghịch lý là giá nhà ở nước ta thuộc nhóm cao
nhất thế giới, vượt xa thu nhập bình quân của người lao động. Theo số
liệu của Bộ Xây dựng, chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân ở Việt Nam
từ 24,5 đến 26,6, trong khi ở khu vực Nam Á là 6,25; Đông Á là 4,14;
châu Phi là 2,21; châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ là 6,25; Mỹ Latin và
Caribe là 2,38. Nghịch lý này dẫn đến một thực tế là ở nhiều nước trên
thế giới, người dân chỉ cần dành bình quân 1/3 thu nhập cho nhà ở thì
tại Việt Nam thu nhập dành cho nhà ở tới 80%. Thậm chí, nếu dành 100%
thu nhập cho nhà ở, công chức các nước chỉ mất 4-5 năm có thể tạo lập
chỗ ở, trong khi công chức Việt Nam mất hàng chục năm.
Lý giải tình trạng trên, Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường BĐS thừa nhận, giá nhà ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát là thách thức lớn cho công tác quản lý thị trường, cũng như nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, giá BĐS nói chung, trong đó có giá nhà ở nói riêng tại các đô thị lớn quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, cũng như vượt quá giá trị thực của BĐS. Bộ Xây dựng cho biết, trong 80 triệu mét vuông nhà xây mới, có 70% là người dân tự xây, chỉ có 30% do doanh nghiệp kinh doanh bán ra thị trường. Đã vậy, cơ cấu hàng hóa lại thiếu cân đối. Nguồn cung loại nhà giá cao (nhất là các chung cư cao cấp) có thời điểm được đầu tư xây dựng ồ ạt theo trào lưu của thị trường. Dĩ nhiên, mức giá của loại nhà này không phù hợp với số đông người dân, những người có nhu cầu ở thực, mà hướng đến nhóm nhỏ người có nhiều tiền. Đến nay, thị trường căn hộ cao cấp bão hòa, nhà xây nhiều trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế thấp, dẫn đến dư thừa, trong khi nguồn cung nhà giá thấp lại quá thiếu, nhất là loại hình nhà ở cho thuê.
Đặc biệt, góp phần vào việc đẩy giá nhà ở lên cao là hiện tượng đầu cơ, làm giá và tâm lý mua bán theo tin đồn, tâm lý đám đông diễn ra phổ biến làm cho thị trường đã lộn xộn càng thêm méo mó. Tại Hà Nội, "cơn sốt" đất khu vực phía tây hồi đầu năm 2010 và ở Sóc Sơn, Đông Anh tháng 3 vừa qua là ví dụ điển hình cho hiện tượng đầu cơ. Cũng có thể nhận rõ hiện tượng đầu cơ qua tình trạng biệt thự, nhà liền kề tại các khu đô thị mới bỏ trống, không người ở. Thậm chí, qua kiểm tra tại 18 dự án khu đô thị tại Hà Nội, có dự án 100% nhà biệt thự bỏ không, chưa sử dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, gây lãng phí lớn tài nguyên đất và tiền của.
Để xảy ra tình trạng này có trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc cấp phép phát triển dự án dễ dãi, thậm chí cấp phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật - xã hội đủ để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nơi ở. Các dự án phân lô, huy động vốn tràn lan không có biện pháp kiểm soát đã tạo nên nguồn cung ảo trên giấy, gây nhiễu thông tin trên thị trường. Các doanh nghiệp còn phản ánh rằng những khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng, thủ tục lập dự án và có nhiều chi phí "ngầm" trong quá trình làm dự án cũng là một nguyên nhân khiến cho giá thành sản phẩm bị đội lên so với giá trị thực.
Lý giải tình trạng trên, Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường BĐS thừa nhận, giá nhà ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát là thách thức lớn cho công tác quản lý thị trường, cũng như nỗ lực giải quyết nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, giá BĐS nói chung, trong đó có giá nhà ở nói riêng tại các đô thị lớn quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, cũng như vượt quá giá trị thực của BĐS. Bộ Xây dựng cho biết, trong 80 triệu mét vuông nhà xây mới, có 70% là người dân tự xây, chỉ có 30% do doanh nghiệp kinh doanh bán ra thị trường. Đã vậy, cơ cấu hàng hóa lại thiếu cân đối. Nguồn cung loại nhà giá cao (nhất là các chung cư cao cấp) có thời điểm được đầu tư xây dựng ồ ạt theo trào lưu của thị trường. Dĩ nhiên, mức giá của loại nhà này không phù hợp với số đông người dân, những người có nhu cầu ở thực, mà hướng đến nhóm nhỏ người có nhiều tiền. Đến nay, thị trường căn hộ cao cấp bão hòa, nhà xây nhiều trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế thấp, dẫn đến dư thừa, trong khi nguồn cung nhà giá thấp lại quá thiếu, nhất là loại hình nhà ở cho thuê.
Đặc biệt, góp phần vào việc đẩy giá nhà ở lên cao là hiện tượng đầu cơ, làm giá và tâm lý mua bán theo tin đồn, tâm lý đám đông diễn ra phổ biến làm cho thị trường đã lộn xộn càng thêm méo mó. Tại Hà Nội, "cơn sốt" đất khu vực phía tây hồi đầu năm 2010 và ở Sóc Sơn, Đông Anh tháng 3 vừa qua là ví dụ điển hình cho hiện tượng đầu cơ. Cũng có thể nhận rõ hiện tượng đầu cơ qua tình trạng biệt thự, nhà liền kề tại các khu đô thị mới bỏ trống, không người ở. Thậm chí, qua kiểm tra tại 18 dự án khu đô thị tại Hà Nội, có dự án 100% nhà biệt thự bỏ không, chưa sử dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, gây lãng phí lớn tài nguyên đất và tiền của.
Để xảy ra tình trạng này có trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc cấp phép phát triển dự án dễ dãi, thậm chí cấp phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật - xã hội đủ để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nơi ở. Các dự án phân lô, huy động vốn tràn lan không có biện pháp kiểm soát đã tạo nên nguồn cung ảo trên giấy, gây nhiễu thông tin trên thị trường. Các doanh nghiệp còn phản ánh rằng những khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng, thủ tục lập dự án và có nhiều chi phí "ngầm" trong quá trình làm dự án cũng là một nguyên nhân khiến cho giá thành sản phẩm bị đội lên so với giá trị thực.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước có khoảng 2.500 dự án đang được triển khai và hàng trăm dự án khởi công mới, nhiều dự án hoàn thành hạ tầng kỹ thuật hoặc đủ điều kiện để bán. Trong đó, Hà Nội có hơn 800 dự án; TP Hồ Chí Minh có gần 1.400 dự án; Đà Nẵng có hơn 120 dự án... Bình quân mỗi năm, diện tích nhà ở xây mới xấp xỉ 80 triệu mét vuông. Riêng 6 tháng đầu năm 2011 đã xây mới 30 triệu mét vuông (khu vực đô thị có 10 triệu mét vuông). |
Theo Khánh Khoa (HNM)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Cho thuê nhà xưởng 5.000m2 Khu CN Yên Phong – PCCC tự động, độc lập
733 triệu- 5000m2
Yên Phong, Bắc Ninh
Hôm nay
0976875***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Masteri Grand View Quận 2: Căn Hộ Đẳng Cấp Chỉ Với 100 Triệu/m2
13 tỷ - 113m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0976849***
VIP
Sở hữu CĂN HỘ PANOMA sông Hàn - VIEW 360 trọn Đà Nẵng. SUN COSMO RESIDENCE
Thương lượng- 50m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Hàng mới! Bán gấp những lô đẹp BT KDC Phú Nhuận, giá tốt, đường 20m - DT 293m2 -
33,3 triệu - 294m2
Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0987666***
VIP
Chỉ cần 350triệu có ngay lô đất đẹp ngang 10m, đường nhựa Tỉnh Lộ 2
750 triệu- 200m2
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0382544***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.