Theo Sở TN-MT, có 29 hộ chiếm hơn 1.000m2, hộ ít nhất 5m2, nhiều nhất 170m2, tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.
Trước đây, anh Võ Văn Sang có nhà do cha mẹ để lại ở số 83, đường 30-4, phường Hưng Lợi (Ninh Kiều, Cần Thơ) nhưng khi mở rộng đường thì mất.
Chính quyền bán cho anh một mảnh đất công 23m2, ngay phía sau nhà cũ bị giải toả, anh trả tiền và được cấp sổ đỏ giữa năm 2010 nhưng đến nay chưa được nhận đất. Do một hộ dân giàu có đã chiếm mảnh đất công ấy.
Anh Sang mua 253 triệu đồng và anh cho biết, phải vay lãi suất một tháng 5% để trả mong có chỗ ở nhưng kết cục vẫn ở trọ, lại phải trả lãi tiền vay hàng tháng, cuộc sống thêm khốn khổ.
Cũng mua mảnh đất công bên cạnh anh Sang nhưng trả tiền trước nữa, đến nay vẫn chưa nhận đất là bà Nguyễn Lệ Hoa. Bà Hoa sinh năm 1937, sống ở số 81 đường 30-4 mấy chục năm cho đến khi mở rộng đường, mất nhà và được mua 29m2 đất công giá hơn 322 triệu đồng. Trả tiền, có sổ đỏ giữa năm 2009, nhưng mảnh đất bị một gia đình kế cận chiếm làm nơi rửa xe.
Tương tự còn có bà Nguyễn Thị Sậm được UBND quận Ninh Kiều ra quyết định bán cho 24m2 đất công từ đầu năm 2009, đến nay vẫn bị hộ dân khác chiếm mất.
Đã nhiều lần chính quyền địa phương ra quyết định cưỡng chế các hộ chiếm đất, để giao đất cho người mua nhưng chưa có kết quả.
Vệt đất công bị chiếm gần với trụ sở UBND phường Hưng Lợi, và câu hỏi đặt ra, tại sao dân chiếm dễ dàng và kéo dài như vậy? Chủ tịch UBND phường Hưng Lợi Nguyễn Hữu Cẩn thanh minh, việc chiếm đất xảy ra từ nhiệm kỳ trước.
Chiếm đất công từ nhiệm kỳ trước và kéo dài đến nay, cũng ở phường Hưng Lợi còn có đám đất vuông vức 750m2, bên Quốc lộ 91B.
Năm 2002, xây dựng bến xe 91B, chính quyền cưỡng chế đập nhà của ông Nguyễn Đình Thắng để lấy đám đất, trồng cây xanh tạo cảnh quan cho mặt tiền khu tái định cư. Nay đã bị một số hộ dân ở gần phá sạch, đổ bê tông mở quán ăn uống.
-
Thị trường cao ốc văn phòng TPHCM: Bối cảnh khó khăn, vẫn… “sống khỏe”!
Bất động sản dường như… “hóa đá”; nhưng có điều rất lạ, gần suốt năm 2012, thị trường cao ốc cho thuê văn phòng ở TPHCM vẫn… rỉ rả, cho thuê đều đều, với tỉ lệ lấp đầy không hết 100%; song, các chủ đầu tư trong thị trường này vẫn… “sống khỏe”. <br/br>
-
“Để bất động sản chết lâm sàng thì làm sao cứu nổi”
“Bệnh của thị trường bất động sản hiện nay nặng lắm rồi, nếu để nó chết lâm sàng thì làm sao mà cứu nổi”.
-
Sửa Luật Đất đai: Dành 2 tháng lấy ý kiến nhân dân
Phân vân, băn khoăn và cả lo lắng là tâm trạng chung của nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại phiên họp chiều 14/11.