Mặc dù đã công bố lộ giới hơn chục năm nay nhưng nhiều con hẻm ở TPHCM vẫn chưa được mở rộng- Ảnh: Anh Quân
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều 18-12, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM cho biết, đối với những tuyến đường dự phóng có tính chất giao thông huyết mạch, mặc dù chưa thu xếp được nguồn vốn nhưng cũng phải giữ lại. Nếu xóa đi thì quy hoạch đô thị sẽ bị phá vỡ.
Còn những tuyến đường không có sự liên vùng, liên quận, tính khả thi không cao, khả năng giải phóng mặt bằng khó khăn thì sẽ được đề xuất xóa quy hoạch.
Đối với những tuyến đường đã công bố mở rộng lộ giới trước đây, nhưng không mở rộng được và hiện nay không ảnh hưởng đến đời sống của người dân và quy hoạch đô thị, thì cũng được đề xuất điều chỉnh hoặc xóa bỏ.
“Việc khó nhất hiện nay là rà soát các tuyến đường hẻm, vừa qua một số quận, huyện đã gửi kết quả rà soát rồi nhưng vẫn còn sơ sài và sẽ phải rà soát lần 2. Đến khoảng đầu năm 2013, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ báo cáo với UBND TPHCM lần 2.
"Trước khi xóa lộ giới quy hoạch “treo” còn phải lấy ý kiến người dân xung quanh tuyến đường bị xóa chứ không phải muốn xóa là xóa. Khi có quyết định cuối cùng của UBND TPHCM chúng tôi sẽ có thông báo rộng rãi để người dân biết và chủ động trong việc xây dựng”, ông Nam nói.
Sau khi một số quận huyện đã báo cáo việc rà soát các tuyến đường quy hoạch “treo”, Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất với UBND TPHCM xóa bỏ quy hoạch 5 tuyến đường dự phóng và điều chỉnh lộ giới 28 tuyến đường, hẻm.
Trước đây TPHCM đã công bố 1.740 tuyến đường dự kiến sẽ được xây dựng hoặc mở rộng nhưng đến nay vẫn chưa có kinh phí để thực hiện. Việc quy hoạch “treo” nhiều năm khiến người dân nằm trong khu vực quy hoạch rất bức xúc.
-
Tan băng bất động sản – bắt đầu từ nhà ở xã hội
Theo ghi nhận của phóng viên, gần đây, tại Hà Nội, không ít chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại đã bắt đầu có những chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ diện tích xây dựng nhà ở xã hội để tiến mạnh hơn vào phân khúc thị trường nhà cho người thu nhập thấp. <br/br>
-
Thị trường bất động sản Giảm giá, khuyến mại vẫn… ế
Con số hàng tồn kho bất động sản (BĐS) ngày càng tăng. Tình cảnh này tiếp tục khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu.