Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây lúa đã giúp cho nhiều nhà nông, doanh nghiệp làm giàu, phần gạo dư thừa còn để xuất khẩu. Còn ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, dù sản lượng lúa gạo làm ra chỉ đủ tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ nên nông dân cũng không thể thiếu ruộng. Nhưng cơn lốc đô thị hóa, xu hướng đầu tư ồ ạt làm khu công nghiệp, sân golf, thu hồi đất lúa tràn lan để làm dự án đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh mất ruộng, không việc làm. Chuyện giữ đất trồng lúa đ

Xà xẻo đất lúa

Từ quốc lộ 80, qua sông Cái Sắn, chúng tôi đến Khu công nghiệp (KCN) Thạnh Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) trên còn đường đất sình lầy. Sau hơn 4 năm công bố quy hoạch KCN 250ha, đến nay vẫn chưa nên hình dáng, đang trong giai đoạn bồi thường giai đoạn 1 (120ha). Hiện tại, đất KCN vẫn là cánh đồng lúa đông xuân đang xanh tốt. Tuy nhiên người dân nơm nớp lo lắng. Nông dân Hồ Hữu Đáng có 2ha đất lúa bị dính vào quy hoạch KCN Thạnh Lộc phản ánh: “Đây là vùng đất trồng lúa rất trúng, vụ đông xuân đến 8-9 tấn/ha. Nhưng có quy hoạch KCN, thông báo chỉ đền bù 45 triệu đồng/công, chúng tôi không biết phải đi đâu mua được miếng đất khác tương đương để trồng lúa, sinh sống”.

Ông Đinh Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Thạnh Lộc thừa nhận, khu đất xây dựng KCN là đất sản xuất lúa rất trúng, riêng vụ đông xuân này ước tính khoảng 10 tấn/ha. Đến nay giai đoạn 1 đã bồi thường được 78 hộ với diện tích 80 ha. Tuy nhiên do chưa đầu tư xây dựng nên người dân được thuê lại để trồng thêm 1 vụ lúa.

Chúng tôi đến KCN Sông Hậu quy mô gần 340ha, nằm ven sông Hậu thuộc địa phận xã Đông Phú huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Khó hình dung đây là một KCN vì hàng trăm hécta đất trống đầy cát và cỏ dại um tùm như rừng. Trước đây, nơi này nổi tiếng là vùng đất trồng lúa tốt với biệt danh: đồng Lung Sen.

Một cán bộ xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang phản ánh: “Trước kia vùng đất này sản xuất một năm 2 vụ lúa năng suất 12-14 tấn và 1 vụ màu. Thu nhập bình quân của lúa và hoa màu trên mỗi hécta đất ở đây không dưới 70 triệu đồng/năm (chỉ tính giá lúa 2.000 đồng/kg). Việc bỏ trống diện tích đất lớn như thế rất lãng phí…”.


Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa? Bài 1: Đã mất bao nhiêu bờ xôi ruộng mật?

Hạ cấp... đất vàng!

Trong khi đó, trên 70ha/120ha đất lúa của người dân ấp Ngan Rô 1, thị trần Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được thu hồi làm KCN, rất nhiều người xót xa. Có đến 171 hộ dân (chủ yếu là nông dân) bị thu hồi đất và ảnh hưởng của dự án. Đầu năm 2011, người dân được thông báo nhận tiền bồi thường và giao trả đất lại để làm KCN. Tuy nhiên KCN đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người có trách nhiệm cho người khác thuê lại để trồng lúa trong sự bức xúc của người dân địa phương…

Trong tờ trình gửi Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long quy hoạch thêm 5 KCN mới, tập trung ở các huyện Long Hồ, Bình Tân, Bình Minh và huyện Mang Thít với tổng diện tích 1.930ha. Trong đó, có hơn 1.000ha đất lúa, nhưng năng suất rất thấp, khoảng 4,07 tấn/ha (sau đó điều chỉnh lên 5,5 tấn/ha); thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh là 5,05 tấn/ha (so năm 2008). Thế nhưng trên thực tế, nhiều nơi đạt năng suất lúa khá cao, 6-7 tấn/ha, thậm chí nhiều diện tích đạt trên 7 tấn/ha. KCN Đông Bình 350ha, thuộc phạm vi xã Đông Bình và Đông Thành, huyện Bình Minh, đất trồng lúa chiếm hơn 225ha, 820 hộ với hơn 3.200 nhân khẩu bị mất đất.

Chúng tôi đã đến một trong ba vùng chuẩn bị lấy đất làm KCN tập trung Đông Bình, thật bất ngờ, cả người dân và cả cán bộ xã đều khẳng định, năng suất lúa đều đạt trên 7 tấn/ha. Nhiều nông dân phản ánh: “Đất lúa ở đây có thể coi là “đất vàng”, lấy làm KCN thì tiếc quá. Mấy chục năm làm ruộng, giờ giao đất cho nhà nước thì không biết chuyển sang nghề gì để sống?!”. Trong khi đó, người dân ở ấp Đông Hưng 2, xã Đông Thành (bị quy hoạch làm KCN) khẳng định: “Đất trồng lúa ở đây bình quân 3 vụ đều hơn 6 tấn/ha; trúng nhất là vụ đông xuân lên tới 7-8 tấn/ha”.

Nhà nông mất ruộng, hụt hẫng vì dự án ăn theo

TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL:

"Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm Cần Thơ mất gần 1.000ha đất nông nghiệp (phần lớn là lúa); từ 94.000ha giảm còn 88.000ha. Đây là vấn đề nóng, tuy nhiên tại cuộc họp HĐND tỉnh vừa qua các ngành chuyên môn không trả lời được việc chuyển đất nông nghiệp sang các hình thức sử dụng khác hiệu quả như thế nào. Thực trạng mở rộng các KCN, đô thị, sân golf… làm mất đất trồng lúa ở vùng ĐBSCL đã quá rõ ràng, đáng báo động; trong đó có nhiều diện tích đất “biền” (đất tốt) trồng lúa

Sau khi dự án làm đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (quốc lộ 5B) khởi động thì hàng loạt dự án khu đô thị, KCN “ăn theo” hai bên mặt đường cũng đua nhau vẽ ra ngay trên những cánh đồng lúa của tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và một phần của TP Hà Nội, Hải Phòng.

Trong đó, chỉ riêng ở huyện Gia Lộc (Hải Dương) nơi đường cao tốc đi qua, để có mặt bằng làm đường và KCN, khu đô thị sẽ phải thu hồi tổng cộng 450 ha. Trong đó, diện tích thu hồi để làm KCN lên tới 250 ha, làm khu đô thị 100 ha.

Ở thôn Long Tràng thuộc xã Hoàng Diệu (Gia Lộc), cũng như bao làng xã khác, từ bao đời nay hơn 500 người chỉ biết trông cậy vào 30 ha đất lúa, một năm hai vụ lúa và ba lứa rau vụ đông, một sào ruộng ở đây cho lãi ròng 10-12 triệu đồng. Nhưng bỗng có “lệnh” thu hồi 4 ha đất nông nghiệp để làm quốc lộ, nông dân xót đắng nhưng vẫn hưởng ứng vì là công trình lớn của quốc gia. Nào ngờ sau đó lại nảy thêm bản quy hoạch một khu đô thị rộng hơn 100 ha, “nuốt chửng” cả cánh đồng làng và nhiều cánh đồng bên cạnh. Cả làng phát hoảng vì toàn bộ ruộng sẽ bị thu hồi. Rồi đây, lúa và hoa màu phải nhường chỗ cho nhà cao tầng, nông dân sẽ sống bằng gì?

Tương tự như thôn Long Tràng, ngay ngoại ô Hà Nội, trong 3 năm qua cũng có hàng trăm làng, xã bị thu hồi đất để làm đủ loại dự án. Trong đó, có những xã như An Khánh (Hoài Đức), Dương Nội, Văn Phú (Hà Đông), Quang Minh (Mê Linh), Cổ Nhuế (Từ Liêm)… còn bị thu hồi 100% diện tích, mà 90% là đất lúa. Nơi bị thu hồi đầu tiên là xã An Khánh, khi triển khai dự án đường cao tốc Láng-Hòa Lạc. Lúc đó, dân bị một cú sốc vì mất ruộng.

Ông Nguyễn Văn Phiên, ngoài 50 tuổi, một người dân thôn Vân Lũng cho biết, thực ra chỉ một phần ruộng bị thu hồi để mở đường, còn lại 95% thu hồi là để xây 3 khu đô thị mới “ăn theo” dự án và hàng chục nhà máy mọc kín mít hai bên đại lộ. Trước kia, cả xã có 6 thôn với 150ha nhưng bây giờ không còn lại một thửa ruộng. “Ruộng bị san lấp cả, không còn mảnh đất nhỏ để trồng rau ăn, bây giờ chẳng lẽ tôi đi chăn vịt trên quốc lộ” - ông Phiên nói.

Theo một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ): Vùng ĐBSCL hiện có 20 KCN với tổng diện tích 3.645ha nhưng mới chỉ cho thuê hơn 810ha, đạt tỷ lệ hơn 22%. Các tỉnh, thành ĐBSCL còn thành lập có 177 cụm công nghiệp, tổng diện tích 15.457ha. Trong số này, mới có 15 cụm được các doanh nghiệp thuê hơn 700ha đất, đạt tỷ lệ 4,5%. Như vậy, ĐBSCL đang lãng phí diện tích đất rất lớn trong các khu, cụm công nghiệp với diện tích lên đến hơn 17.600ha (hơn 92% diện tích quy hoạch). Con số đất lúa bị giảm đi trong 10 năm qua là 270.000ha, phần lớn là đất tốt, có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, thuận lợi để thâm canh…

Đáng chú ý là hàng ngàn hécta đất cặp sông Tiền, sông Hậu từ thượng đến hạ nguồn, được các chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học đánh giá là rất tốt, cần được bảo vệ phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa, cây ăn quả đặc sản, rau màu) đã và đang bị khoát lên chiếc áo KCN, do chưa sử dụng hết, nhiều diện tích bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm…

Theo Huy Phong - Cao Phong - Văn Phúc (SGGP)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.