Thuỷ điện Hoà Bình. Ảnh: Báo Chính phủ
Theo đó, phạm vi, quy mô lập quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hòa Bình, bao gồm 19 đơn vị hành chính (12 phường và 7 xã). Diện tích lập quy hoạch theo ranh giới hành chính thành phố là 34,865km2. Dân số năm 2021 theo ranh giới hành chính thành phố khoảng 141.416 người.
Ranh giới lập quy hoạch với phía Bắc giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; phía Nam giáp huyện Cao Phong và huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; phía Tây giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Về thời hạn lập quy hoạch, giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2045.
Với mục tiêu cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn quốc gia và các quy hoạch chuyên ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phát triển đô thị Hòa Bình hướng tới đạt tiêu chí đô thị loại II trong dài hạn. Tạo lập không gian, khai thác sử dụng quỹ đất hiệu quả trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển những ngành kinh tế có tiềm năng; đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển bền vững; hướng tới xây dựng đô thị Hòa Bình trở thành đô thị xanh, thông minh và hiện đại, mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình.
Tính chất đô thị là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội và khoa học - kỹ thuật của tỉnh Hòa Bình. Là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đầu mối giao thông, giao lưu giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc. Là đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử, dân tộc vùng Tây Bắc, có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng phía tây Vùng Thủ đô.
Với vai trò và vị trí chiến lược là đô thị cửa ngõ phía Tây của vùng Thủ đô Hà Nội, đóng vai trò trung gian kết nối các đô thị vùng Tây Bắc, thành phố Hòa Bình là đô thị có nhiều cơ hội phát triển trở thành đô thị loại II, hình thành các chức năng quan trọng giảm tải cho Thủ đô Hà Nội; liên kết, hợp tác với các đô thị lớn trong vùng Thủ đô Hà Nội; chia sẻ và hỗ trợ phát triển với hệ thống đô thị, du lịch vùng Tây Bắc. Việc hình thành tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình là động lực rất quan trọng, thúc đẩy phát triển đô thị khu vực phía Bắc, phát triển các chức năng quan trọng giảm tải cho Thủ đô Hà Nội như: Trung tâm thương mại, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, trung tâm y tế... Việc hình thành tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La đáp ứng nhu cầu vận tải với các tỉnh vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó, việc hình thành tuyến đường sắt nội vùng kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với trung tâm thành phố Hòa Bình và các trung tâm các tỉnh trong vùng sẽ thúc đẩy phát triển tổ hợp công trình đầu mối giao thông hiện đại theo dạng TOD.
Tuyến đường bộ Quốc lộ (QL) 6 đi qua địa bàn thành phố Hòa Bình đã được Bộ giao thông vận tải nâng cấp và cải tạo, đây là tuyến huyết mạch kết nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ Hòa Bình đi Hà Nội và ngược lại; Hòa Bình đi Sơn La và ngược lại.
Các tuyến đường đối ngoại quan trọng khác như đường thủy sông Đà, đường tỉnh 433, đường tỉnh 434, đường tỉnh 435...
Dự kiến kinh phí lập quy hoạch 8,3 tỉ từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hòa Bình và nguồn vốn hợp pháp khác.
Thời gian thực hiện không quá 12 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch chung được phê duyệt.
Thành phố Hòa Bình nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, được quy hoạch là trung tâm động lực của vùng hồ Hòa Bình. Đây sẽ là cơ hội để thu hút phát triển các chức năng dịch vụ về du lịch.
Thành phố Hòa Bình nằm trên tuyến du lịch quốc gia theo QL6, QL12, QL70B (Tuyến Hà Nội - Tây Bắc) kết nối Hà Nội, Hòa Bình với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ. Đây sẽ là điều kiện để thành phố phát triển các dịch vụ lưu trú, điểm dừng chân cho khách du lịch.
Bên cạnh đó, với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú có hồ, sông, núi và nhiều địa điểm tham quan du lịch có giá trị, đây sẽ là nội lực quan trọng để thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch đến thành phố. Đặc biệt Hòa Bình là thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh, vì vậy sẽ được chú trọng và ưu tiên đầu tư các cơ sở hạ tầng quan trọng cho đô thị.
-
Hoà Bình chuyển mục đích sử dụng 29ha đất rừng để xây 3 khu du lịch, nhà ở
HĐND tỉnh Hoà Bình vừa ban hành ba Nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện hai dự án khu du lịch trên địa bàn.
-
Sắp hoàn thiện hệ tiện ích đa tầng khu đô thị CentreVille Lương Sơn, Hòa Bình
Nổi bật về không gian sống xanh, hiện đại và đẳng cấp, sở hữu hệ thống tiện ích đa tầng được đầu tư bài bản và chỉn chu, CentreVille Lương Sơn hội tụ mọi yếu tố đắt giá, được kỳ vọng nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dân, trở thành biểu tượng m...
-
Tiến độ dự án nhà máy xi măng “ngốn” hơn 5.000 tỷ của Tập đoàn Xuân Khiêm tại Hòa Bình hiện đang ra sao?
Tính đến thời điểm tháng 11/2024, nhà máy xi măng Xuân Sơn do Tập đoàn Xuân Khiêm làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt tiến độ hơn 90% khối lượng công việc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay....
-
Quy định mới về giao đất, tách thửa đất tại Hòa Bình sẽ ra sao?
Ngày 21/10 tới đây, quy định mới về hạn mức giao đất ở, đất nông nghiệp và điều kiện tách thửa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ có hiệu lực với nhiều thay đổi.