Ngổn ngang đường về cửa khẩu quốc tế Hà Tiên - Kiên Giang
Lo chuyện tái định cư
Thiếu vốn lại đầu tư dàn trải
Ban Quản lý các KKT ở các tỉnh vùng biên giới Tây Nam cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh không chỉ là thiếu vốn trầm trọng mà còn do cơ chế chính sách chưa thông thoáng. Tất cả những điều này đã làm cho cơ sở hạ tầng chậm triển khai thực hiện và gây nản chí cho các nhà đầu tư.
Ban Quản lý dự án KKT cửa khẩu Thường Phước thừa nhận: KKT này chưa thể thu hút nhà đầu tư vì cơ sở hạ tầng còn quá yếu kém. Trong khi đó, nguồn vốn Trung ương mỗi năm chỉ đáp ứng 10% nhu cầu. Ngân sách tỉnh còn hạn chế nên một số công trình chậm thực hiện. Đến nay, các khu chức năng vẫn chưa triển khai thực hiện vì thiếu vốn và vướng công tác giải phóng mặt bằng...
Ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng Ban Quản lý KKT tỉnh Kiên Giang, lo lắng: Suốt 7 năm nay, KKT cửa khẩu Hà Tiên vẫn chưa được hưởng cơ chế chính sách riêng vì còn nằm trong thí điểm. Chính sách ưu đãi bán hàng miễn thuế từ Chính phủ đã tạm ngưng nên không còn thu hút nhà đầu tư. Trong khi đó, 2 năm nay, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên không đủ kinh phí xây dựng các khu chức năng…
GS-TS VÕ TÒNG XUÂN: Bài học từ cái “tật bắt chước” Trong tình hình kinh tế khó khăn chung như hiện nay thì rất khó để các địa phương thu hút được các doanh nghiệp đầu tư tại các KCN, KKT cửa khẩu. Thực tế này đã đi ngược lại những dự định tốt đẹp từ ban đầu của Chính phủ. Hậu quả của vấn đề này là không chỉ làm cuộc sống của người dân gặp khó khăn hơn do mất đất sản xuất mà các địa phương rơi vào thế bí khi để lãng phí hàng ngàn tỉ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng… Việc các địa phương ồ ạt mở KKT ven biên như thời gian vừa qua nhưng không đem lại hiệu quả là một bài học đắt giá cho cái “tật bắt chước”. Tỉnh này thấy tỉnh kia mở KKT hay KCN thì ngay lập tức làm theo chứ không cần phải đắn đo suy tính thiệt hơn. Có tỉnh dù thiếu cả nguồn lực tài chính lẫn con người nhưng vẫn quyết tâm xin chủ trương thành lập cho bằng được. Cái cốt lõi của vấn đề ở đây chính là Chính phủ nên xem xét một cách cẩn trọng để có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn lẫn cơ chế chính sách. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm chứ không thể dàn trải mãi để gây thêm lãng phí... |
-
Bốn bất cập lớn trong phân bổ và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản
Từ năm 1990 đến nay, thực trạng phân bổ và sử dụng nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và liên tục. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những vấn đề bất cập, khiến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực này chưa được tối ưu, chưa theo đúng nguyên tắc của nền kinh tế thị trường hiện đại. <br/br>
-
Cùng làm "ấm" thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản "đóng băng", các dự án giãn tiến độ. Khách hàng kiện chủ đầu tư vì chậm tiến độ. Mới đây dự án Good House Apartments, hay chung cư Trương Ðình Hội tại quận 8, nhiều khách hàng kéo đến công trường dự án phát loa yêu cầu chủ đầu tư là Công ty CP Lê Minh giao nhà. <br/br>
-
Ba “kế” phá băng bất động sản Việt từ chuyên gia ngoại
Tồn kho bất động sản cao không phải chuyện bất thường, quan trọng là hành động để kích thích thị trường. <br/br>