Ba năm qua, gần hai trăm hộ dân thuộc nhà A1, A2 tập thể Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) ủng hộ chủ trương xây dựng lại khu nhà chung cư cũ mong chờ ngày trở về căn nhà mới...

Hiện trạng nhà A1, A2 Nguyễn Công Trứ.

Tự nguyện bàn giao mặt bằng

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hai Bà Trưng cho biết, tính đến ngày 10-12, có thêm 6 hộ trong diện phải cưỡng chế đợt I tự nguyện bàn giao mặt bằng, nhận tiền đền bù, hỗ trợ, nhà tạm cư.

Ngoài ra, 1 hộ khác chưa thuộc diện cưỡng chế cũng tự nguyện bàn giao mặt bằng, nhận tiền đền bù.

Như vậy, chỉ trong 2 tháng qua, hàng chục hộ dân đã tự nguyện bàn giao mặt bằng sau nhiều năm “bám trụ” góp phần gây ra nhiều khó khăn cho tiến độ của dự án.

Ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, cho biết, trong quá trình triển khai dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ, quận đã tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

Việc cải tạo chung cư Nguyễn Công Trứ là chủ trương đúng đắn của thành phố, nhằm cải thiện điều kiện nhà ở, môi trường sống trên cơ sở quy hoạch lại toàn khu.

Do xây dựng từ những năm 1960 của thế kỷ trước nên tại đây nhà và toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tình trạng cơi nới, lấn chiếm diễn ra khắp nơi. Theo UBND quận Hai Bà Trưng, mặc dù là dự án xã hội, không mang tính thương mại, nhưng hệ số bồi thường cho các hộ dân cao nhất lên tới 2,1 lần theo nguyên tắc nhà cũ đổi lấy nhà mới.

“Một số hộ dân chưa hiểu rõ quy định. Theo Luật Đất đai, chỉ những dự án kinh doanh, chủ đầu tư mới phải thoả thuận quyền sử dụng đất, trong khi đây là dự án phục vụ cộng đồng”, đại diện UBND quận Hai Bà Trưng khẳng định.

Chờ nhà mới

Sớm được trở về căn nhà mới là khát khao của ông Mai Xuân Cung, đại diện các hộ dân đã di dời, bàn giao mặt bằng từ nhiều năm qua.

Theo ông Cung, việc sinh sống tại nơi tạm cư tuy điều kiện nhà ở tốt, nhưng đang làm đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt của họ, như chuyện học hành cho con cái, việc làm, đi lại.

Ông Bùi Nam Hạnh, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phố Huế, nói rằng việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải tạo chung cư cũ, bồi thường giải phóng mặt bằng của quận rất bài bản, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

“Đã gần bốn năm trôi qua, 15 người cao tuổi đã mất tại nơi tạm cư. Còn chúng tôi vẫn không biết đến ngày nào mới trở lại căn nhà mới”, ông Hạnh nói.

Theo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phố Huế, bên cạnh vận động, thuyết phục, thành phố cần có biện pháp mạnh mẽ đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, đòi hỏi quá mức, như trường hợp đất sử dụng lấn chiếm 30 năm rồi vẫn đòi bồi thường như đất thổ cư.

Một số trường hợp căn hộ chưa đầy 20 m2 nhưng đòi quận phải mua lại với giá 5-7 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo Điều 52 Nghị định 71, đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thực hiện phá dỡ theo yêu cầu của chủ sở hữu để xây dựng lại thì phải được 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý.

Số chủ sở hữu còn lại không đồng ý phá dỡ thì sẽ bị cưỡng chế di chuyển và phải chi trả các chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

UBND quận Hai Bà Trưng khẳng định, ngay sau khi hoàn tất giải phóng mặt bằng, quận sẽ chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để sớm bàn giao nhà mới cho các hộ dân.

Tại vị trí sau di dời nhà A1, A2 sẽ xây dựng nhà N3 cao 17 tầng phục vụ tái định cư toàn bộ.

Theo quy hoạch, toàn bộ khu tập thể Nguyễn Công Trứ sẽ được xây dựng lại thành 8 khối nhà cao tầng, có đầy đủ hạ tầng xã hội, kỹ thuật như bệnh viện, trường học, công viên, nơi vui chơi giải trí hiện đại... được kết nối với hạ tầng trong khu vực.

  • Môi giới BĐS: Bức tranh không chỉ có màu hồng

    Môi giới BĐS: Bức tranh không chỉ có màu hồng

    “Môi giới bất động sản là một nghề nghiệp có môi trường làm việc cực kì khắc nghiệt, nhưng thành quả mà nghề này đem lại rất vĩ đại, hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra.” – Đó là chia sẻ về nghề môi giới bất động sản của ông Bùi Xuân Hiền, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Khải Hoàn Land. <br/br>

  • Năm giải pháp “phá băng” bất động sản

    Năm giải pháp “phá băng” bất động sản

    Chính phủ vừa có giải pháp cho phép tỷ lệ xây dựng những căn hộ nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo của người thu nhập thấp, cùng với nhiều chủ trương quyết tâm “phá băng” thị trường bất động sản. <br/br>

  • Đề xuất 'sốc', nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân

    Đề xuất 'sốc', nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân

    Chiều 11/12, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã gửi bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về 5 giải pháp phá băng thị trường bất động sản. <br/br>

Theo Tuấn Minh (Tiền Phong)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tham gia nhóm chat mua bán dự án