Báo cáo về một số nội dung cơ bản của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, về mô hình tổ chức của chính quyền Thủ đô thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Ảnh minh hoạ.
Tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (từ 02 lên tối đa 03); mở rộng thành phần Thường trực Hội đồng nhân dân so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của Hội đồng nhân dân.
Quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.
Về tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức Thủ đô, dự thảo Luật quy định một số nội dung đặc thù: Hội đồng nhân dân Thành phố thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận, huyện. Hà Nội được tăng thêm biên chế phù hợp với nhu cầu thực tế (nội dung này sẽ được báo cáo cụ thể tại mục V của Tờ trình này).
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội một số thẩm quyền như quyết định các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C; quyết định hỗ trợ các cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương khác trong trường hợp cần thiết.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố. Hội đồng nhân dân quận, thị xã bố trí trong dự toán chi ngân sách của Ủy ban nhân dân phường khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện một số nhiệm vụ chi như chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, quốc phòng, an ninh…
-
Một doanh nghiệp bất động sản với loạt dự án ở Hà Nội, Sapa có thể bị hủy niêm yết vì lý do bất ngờ
Mới đây, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo khả năng hủy niêm yết cổ phiếu CTX của Tổng Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX Holdings).
-
Handico và Viglacera sắp khởi công hơn 1.000 căn nhà ở xã hội tại Hà Nội
Liên danh chủ đầu tư Handico và Viglacera dự kiến sẽ tổ chức khởi công công trình CT3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội vào đầu năm 2025....
-
Khu đô thị đắt nhất tại Hà Nội có giá bao nhiêu/m2?
Theo bảng giá đất Hà Nội mới nhất, Tây Hồ Tây là khu đô thị có giá đất đắt nhất trên địa bàn TP. Hà Nội, với mức giá 113,1 triệu/m2 đất ở VT1, mặt cắt đường 60m (thuộc quận Tây Hồ). Giá này cao gấp 3,25 lần so với bảng giá ban hành năm 2019 (ở mức 34...
-
Lộ diện tuyến đường đắt nhất quận Đống Đa, Hà Nội
Theo bảng giá đất quận Đống Đa mới nhất, tuyến đường có giá đất ở VT1 đắt nhất là Nguyễn Thái Học với gần 320,2 triệu đồng/m2.