15/07/2011 1:35 PM
Việc nhiều khu công nghiệp (KCN) bỏ hoang như báo Tiền Phong phản ánh, là biểu hiện của lối đầu tư ồ ạt theo phong trào, trăm hoa đua nở (cả nước hiện có 260 KCN, với tổng diện tích 71,4 nghìn hecta).

Ở nhiều địa phương, làm KCN không tuân theo quy hoạch khiến nông dân mất đất sản xuất, trong khi các KCN lại không kêu gọi được các nhà đầu tư.


Nếu đầu tư KCN rồi bỏ hoang thì lãng phí kép. Bởi một KCN loại vừa cũng chiếm cỡ 100 ha đất, nếu bỏ hoang thì với sản lượng 10 tấn/ha một năm, nông dân không những thu được rất nhiều lúa mà Nhà nước còn đảm bảo được an ninh lương thực. Còn bỏ hoang thì doanh nghiệp đầu tư KCN không thu hồi được vốn.


Hiện có nhiều KCN, cách Hà Nội khoảng 50 km, các anh ấy bảo chúng tôi thu hút đầu tư vào đó với giá thuê đất chỉ vài trăm USD/ha/năm nhưng nhà đầu tư vẫn không vào. Trong khi đó, tại Hà Nội, đất đai thiếu, KCN thò ra mét nào thì người ta thuê hết mét đấy. Như vậy, vấn đề không phải nằm ở giá thuê nữa, mà là môi trường đầu tư, là tổng hòa của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Nếu tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn thì nhà đầu tư sẽ vào.


Vấn đề ở đây, xây dựng KCN phải có chiến lược, quy hoạch cụ thể, xác định được đối tượng rõ ràng. Trước khi xây dựng KCN, hay kêu gọi xúc tiến đầu tư, phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường. Xác định được nhu cầu, ngành nghề, lĩnh vực mới có cơ sở để tập trung phát triển.


Việc đầu tư KCN không thể làm tràn lan. Chẳng hạn như Hà Nội, không thể thu hút đầu tư về lĩnh vực dệt may được, mà tập trung vào các ngành công nghệ cao, cần bao nhiêu đất, xác định được nhu cầu và phải dự báo được, cận trên, cận dưới, tình hình thế giới, tất cả mọi thứ.


Khi làm KCN, phải kêu gọi đầu tư một cách chủ động, chứ không phải làm xong KCN mới kêu gọi đầu tư, chọn lấy một hai ngành nghề trọng tâm trọng điểm, chọn lấy một hai “ông DN lớn” làm đầu tàu. Lý thuyết này áp dụng ở nhiều nước, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu gọi là thuyết đầu tàu. Đầu tàu lớn hoàn toàn có thể kéo các toa tàu nhỏ. Khi một vài nhà đầu tư lớn vào họ sẽ kéo theo vài chục nhà đầu tư nhỏ cùng vào làm vệ tinh cho họ.


Ngoài ra, khi xây dựng KCN, xung quanh nó phải phát triển các hệ thống dịch vụ. Giống như ở Việt Nam, đất ở vùng sâu vùng xa rẻ nhưng ít ai đổ xô đi mua vì ở đấy không có những dịch vụ thuận lợi cho đời sống dân sinh. Bên cạnh đó, phải thu hút được nguồn lao động, như vậy phải có nhà ở cho công nhân. Nhưng cái này, bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư không thể làm được, mà cần có bàn tay của Nhà nước.

TS Nguyễn Sĩ Hiển (GĐ Trung tâm Thông tin và Xúc tiến đầu tư Hà Nội)

Theo Tiền Phong
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.