24/12/2012 11:34 AM
Thay đổi lại thị trường bất động sản bằng việc tập trung chuyển đổi sang nhà ở xã hội thu nhập thấp và tung vốn lãi suất giá rẻ là thông điệp của Thủ tướng. Giải pháp này sẽ tác động đến các dòng vốn, quan hệ tín dụng, cả yếu tố niềm tin và kỳ vọng của thị trường. Song nếu bạn đã mua một căn nhà với giá 2,5 tỷ đồng. Giờ giá đó bạn không thể bán được, nhưng bạn có chấp nhận chịu lỗ 500 triệu để bán? Điều này có nghĩa là, giải pháp chuyển đổi cơ cấu căn hộ sẽ chỉ có tác dụng đối với những sản phẩm
Thay đổi lại thị trường bất động sản (BĐS) bằng việc tập trung chuyển đổi sang nhà ở xã hội thu nhập thấp và tung vốn lãi suất giá rẻ là thông điệp của Thủ tướng. Loạt giải pháp này sẽ tác động đến các dòng vốn, quan hệ tín dụng, cả yếu tố niềm tin và kỳ vọng của thị trường. Đa số giới doanh nghiệp (DN) trong ngành khi trả lời Đại Đoàn Kết cho rằng: sẽ tránh được đổ vỡ.
Ảnh: T.L
DN chờ nhà nước phất cờ
Ông Nguyễn Văn Đực, giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành khẳng định: cách đây 2 năm chính ông là người đề xuất với UBNDTP Hồ Chí Minh cơ cấu lại sản phẩm BĐS, cho phép DN tư nhân xây dựng nhà ở xã hội phù hợp theo diện tích, con người. Và giờ đây, Nhà nước mới hình dung được tính cấp thiết cần phải chuyển đổi. Chỉ cần Nhà nước phất cờ, DN cam kết đồng hành để thay đổi lại diện mạo BĐS, vực dậy niềm tin người tiêu dùng.
Ông Đực phân tích, khi đó sẽ có 2 loại sản phẩm nhà ở xã hội. Loại thứ nhất, sản phẩm do các DN nhà nước xây dựng (chẳng hạn như nhà của Công ty Sông Đà, HUD, Vigracela). Loại thứ 2 do các DN tư nhân thực hiện dưới dạng nhà ở xã hội thương mại. Giá và chất lượng của hai loại sản phẩm sẽ phải cạnh tranh nhau. Khách hàng cũng không phải xếp hàng, chạy chỉ tiêu để được mua nhà nữa mà được quyền lựa chọn. Ông dẫn chứng, Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu đã khuấy động thị trường Hà Nội bằng việc tung nhà giá rẻ Đại Thanh 10 triệu đồng/m2. Chắc chắn sẽ có nhiều DN đi theo con đường này.
Bình luận thêm về việc ngân hàng NHNN cam kết hỗ trợ lãi suất giá rẻ từ 8% - 10%/năm cho khách hàng có nhu cầu mua, ông Đực vui vẻ nói: "Đây là cách thức tiếp niềm tin tốt nhất cho người tiêu dùng”. Thời gian qua, có rất nhiều người muốn mua nhà trả góp nhưng sợ lãi suất biến động. Chẳng ai dám cam đoan lãi suất sẽ không lên 18% hoặc 20%. Người dân có thể cố trả lãi được 3 tháng đầu nhưng 5 tháng sau không rõ sẽ như thế nào. Vì vậy cách trợ vốn bền vững cho người dân là cách thức đáng ủng hộ.
"Chính phủ đã thấy tính cấp bách nguy hiểm của thị trường BĐS tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sự xuống cấp của BĐS kéo theo mọi ngành nghề khó khăn. Khi Nhà nước quyết tâm, DN tiên phong thì nhà đất sớm qua được cơn bĩ cực” – ông Đực nói.
Cùng quan điểm, ông Trần Quang Trung – Công ty tư vấn Hà Thành cho rằng: DN mong muốn được hỗ trợ về dòng vốn, thuế… . Khi DN tư nhân được quyền xây dựng nhà ở xã hội và tự do mua bán thì khả năng thu hồi vốn cao. Khả năng thanh khoản của thị trường cũng sớm được vực dậy.
Khuyến khích DN tham gia thị trường bình đẳng
Cẩn trọng hơn, ông Lê Cảnh Tuấn Công ty TNHH Xây dựng Hùng Vương nói: có thể BĐS sẽ nhảy qua được sóng ngắn, nhưng muốn vượt sóng dài "e khó”. Giải pháp quan trọng nhất cần có là sự điều tiết từ thị trường.
Ông Tuấn chỉ rõ: trong suốt một thời gian dài, các sản phẩm BĐS đã bị biến thành một loại hàng hóa phi lợi nhuận. Mục đích tạo chỗ ở của một ngôi nhà bị mất đi mà thay thế bằng việc sinh lời. Từ các nhà đầu tư thứ cấp đến những người dân hễ thấy sinh lời là mua bán trao đổi. Vì vậy giá bị đẩy cao chót vót nhất khu vực.
"Nếu bạn đã mua một căn nhà với giá 2,5 tỷ đồng. Giờ giá đó bạn không thể bán được, nhưng bạn có chấp nhận chịu lỗ 500 triệu để bán. Hàng trăm ngàn người khác cũng đang có suy nghĩ như vậy. Điều này có nghĩa là, giải pháp chuyển đổi cơ cấu căn hộ sẽ chỉ có tác dụng đối với những sản phẩm tương lai, còn sản phẩm đã hình hài, lên phôi rồi vẫn tồn đọng”. Ông Tuấn nói thêm: "Nỗ lực đưa giá nhà đất về giá trị thực gặp khó khăn là vậy”.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy các bộ ngành đang hành động ráo riết để quyết phá băng BĐS. Điều này khiến nhiều người trong và ngoài ngành nhìn nhận là tích cực. GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: điều này sẽ khuyến khích DN tham gia thị trường một cách bình đẳng. Các gói giải pháp tài chính NHNN và Bộ Tài chính tung ra chắc chắn kích thích thị trường.
Đứng ở vị trí là người dân, đang có nhu cầu mua nhà, anh Nguyễn Minh Đức (ngõ 80 đường Hoàng Đạo Thành Hà Nội) cho biết: cam kết lãi suất hỗ trợ cho người dân mua nhà là giải pháp tích cực nhất, khả thi nhất trong hàng loạt phương án cứu BĐS được đưa ra trong thời gian gần đây. Anh so sánh, nếu tung vốn cho DN thì giá nhà đất sẽ lại nóng, tung vốn người dân sẽ đẩy cầu BĐS lên. Cách làm này chắc chắn mang lại hiệu quả.
  • Niềm vui trên những cánh đồng thoát “treo”

    Niềm vui trên những cánh đồng thoát “treo”

    Trong 3 năm nay, tỉnh Long An đã thu hồi gần 60 dự án với tổng diện tích hơn 3.000ha, phần nhiều là đất lúa. Nhiều diện tích đã được giao lại cho người trồng lúa, đem đến những niềm vui lớn...

  • Xóa kiểu đầu tư 'tay không bắt giặc'

    Xóa kiểu đầu tư 'tay không bắt giặc'

    Tỉnh Quảng Ninh sẽ thu hồi 179 dự án đầu tư trên toàn tỉnh do chậm tiến độ triển khai so với cam kết. Từ đây, chấm dứt tình trạng nhà đầu tư vào nhận đất với ý đồ “tay không bắt giặc”.

  • Hạn chế sách nhiễu trong xây dựng

    Hạn chế sách nhiễu trong xây dựng

    Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép xây dựng (GPXD) theo quy định tại Nghị định số 64/CP, có hiệu lực từ 6-2-2013. Hàng loạt các “nút thắt” có thể gây ách tắc hồ sơ xin cấp GPXD đã được tháo gỡ cơ bản.

Theo Hồ Hương (ĐĐK)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.