Điểm mới nhất của luật Xây dựng lần này là các nguồn vốn khác nhau phải có phương thức quản lý khác nhau, trong đó phải tập trung để quản lý vốn của Nhà nước, đây là nguồn vốn dễ gây thất thoát lãng phí nhất. Chính vì thế trong luật lần này thì phân rõ ra các nguồn vốn ngoài nhà nước thì quản lý có phù hợp với quy hoạch không? Rồi có đảm bảo chất lượng không? Có an toàn đến cộng đồng không? Và có đảm bảo môi trường không?
Ngoài những yêu cầu trên thì phải yêu cầu là quản lý chặt chẽ về chi phí để khắc phục thất thoát lãng phí đối với nguồn vốn nhà nước. Đây là điểm đổi mới cơ bản, và từ cái phương thức này sẽ dẫn đến một loạt những cái điều khoản quy định để quản lý, trong đó có một điều rất quan trọng là phải tập trung để quản lý quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, từ khâu vị trí công trình, khảo sát rồi lập dự án, rồi thẩm tra thiết kế cơ sở, đấy là trong giai đoạn mà chuẩn bị xây dựng.
Đến giai đoạn thực hiện, thì phải kiểm tra khảo sát, kiểm tra về thiết kế kỹ thuật, rồi kiểm tra giám sát trong quá trình thi công xây lắp, rồi kiểm tra công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, cũng như công tác bảo hành bảo trì công trình.
Để tất cả giai đoạn của đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, thì trong đó đặc biệt quan tâm đến cái quản lý của Nhà nước, của các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc quản lý các công trình mà do Nhà nước đầu tư.
Thưa Bộ trưởng, hiện nay trong lĩnh vực xây dựng có nhiều chủ đầu tư là nhà thơ, bác sĩ và thậm chí nhiều người khác trở thành chủ dự án. Vậy vai trò tiền kiểm của Nhà nước như thế nào?
Đấy là một nguyên nhân gây thất thoát. Hiện nay đất nước chúng ta có hàng nghìn ban quản lý xây dựng, vì theo luật hiện hành là ai sử dụng công trình thì người đó là chủ đầu tư, và người chủ đầu tư có quyền thành lập cái ban quản lý công trình để quản lý các công trình cho mình. Nó chỉ phù hợp với các nguồn vốn ngoài nhà nước thôi, vốn Nhà nước thì như thế thì không phù hợp.
Cho nên phải khắc phục tình trạng này, thay vì hàng nghìn chủ đầu tư như vậy, hàng nghìn ban quản lý như vậy mà chúng ta lại có quá ít những người có đủ năng lực để quản lý về đầu tư xây dựng, kỹ thuật xây dựng cũng như nghiệp vụ, mà phải chia ra nhiều ban quản lý như vậy thì chắc chắn mỗi ban quản lý chất lượng sẽ là thấp, mặt khác cái ban quản lý này chỉ tồn tại khi công trình còn, khi xây dựng xong công trình thì ban quản lý cũng giải thể. Để khắc phục thì trong luật Xây dựng sửa đổi yêu cầu phải thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp, trong đó có ban quản lý khu vực, rồi ban quản lý chuyên ngành.
Chẳng hạn như là ở các tỉnh thì trên tỉnh, vốn gọi ngân sách của tỉnh chỉ cần các ban quản lý chuyên ngành về dân dụng, trong đó bao gồm cả y tế, giáo dục rồi các công trình công cộng…là một ban quản lý. Một ban quản lý công trình về giao thông thì cũng do một ban quản lý, một ban quản lý công trình về nông nghiệp nông thôn chẳng hạn như thủy lợi, mương máng… thì cho cả một ban quản lý. Và chúng ta làm như vậy thì chắc chắn là ít ban quản lý, nhưng những ban quản lý này sẽ tồn tại lâu dài.
Cho nên chúng ta tăng được chất lượng, năng lực của ban quản lý, và do nó kéo dài thời gian như vậy thì các ban quản lý cũng phải trách nhiệm hơn, bởi vì nay mai chúng ta thấy công trình nào nó có sự cố, có những vấn đề gì đó thì có ban quản lý nó còn tồn tại đấy, họ phải có trách nhiệm đến cùng với chất lượng của nó, không chỉ trong quá trình xây dựng mà cả khi xây dựng xong rồi đưa công trình vào sử dụng.
Thưa Bộ trưởng, vừa qua tình trạng chủ đầu tư và khách hàng cũng như người mua nhà xảy ra tranh cãi, xung đột?
Việc cấp phép công trình, xây dựng công trình là một yêu cầu bắt buộc, bởi vì công trình xây dựng không như các sản phẩm khác, nói công trình đầu tư nhiều tiền lại không có hình thành ngay được mà nó mất nhiều thời gian, công trình vốn lớn, thời gian kéo dài, nhưng nếu có sự cố thì sẽ ảnh hưởng không chỉ rất lớn đến kinh tế mà còn thiệt hại đến tính mạng người dân nữa.
Ngoài ra nó còn liên quan đến đất đai, nếu xây dựng mà lại không đúng đất của mình, vi phạm thì nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nữa. Cho nên cấp phép là bắt buộc nhưng không phải công trình nào cũng phải cấp phép, những công trình nhà dân thì chắc chắn không phải cấp phép, nhưng những công trình người dân ở đô thị thì phải theo quy hoạch, phải có kiểu dáng kiến trúc để đảm bảo cái mỹ quan đô thị và nó không ảnh hưởng đến những người xung quanh thì chắc chắn phải cấp phép.
Do đó các điều kiện cấp phép là phải bắt buộc, tuy nhiên bắt buộc như vậy nhưng mà không được phiền hà, phải đảm bảo cho người dân được tiếp cận nếu họ đủ điều kiện thì phải được cấp phép. Luật này phải giải quyết được những vấn đề như vậy.