Phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh như trên và đánh giá công tác cải cách hành chính đã đạt được nhiều tiến bộ mới với đột phá đáng kể, theo Báo Chính phủ.
Giảm cả nghìn cục, vụ, ban chuyên môn
Cụ thể, về cải cách thể chế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, đề cao chức năng kiến tạo, hỗ trợ bên cạnh chức năng quản lý của pháp luật và thúc đẩy phân cấp, phân quyền. Điều này được thể hiện rất rõ, và chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực trong năm 2024.
Thứ hai, về cải cách tổ chức bộ máy, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, hệ thống hành chính đã đạt được những kết quả rất tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính. Ảnh: VGP
Đối với các bộ và cơ quan ngang bộ, hiện nay chúng ta chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, đã giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, tổ chức bên trong của các bộ và cơ quan ngang bộ đã được tinh gọn đáng kể.
Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).
Đối với các địa phương, Bộ trưởng cho biết 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh; 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Bên cạnh đó, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã giảm rất rõ rệt.
Thứ ba, về chuyển đổi số và xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, thời gian vừa qua, vấn đề này được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, chúng ta đã tạo được nền tảng cơ bản để thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, cũng như xã hội số, công dân số và kinh tế số.
Dù đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, theo Bộ trưởng, công tác cải cách hành chính vẫn còn một số hạn chế, trong đó còn tình trạng chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn mang tính hình thức; việc kết nối và chia sẻ dữ liệu chưa thông suốt, hiệu quả.
Tập trung sắp xếp tỉnh, xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Về nhiệm vụ cải cách hành chính từ nay đến hết năm 2025, Bộ trưởng Nội vụ nêu 8 đề xuất của Tiểu ban Cải cách hành chính.
Trong đó, để cải cách hành chính, bộ trưởng đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Tập trung tháo gỡ những nút thắt thể chế, trọng tâm là các thể chế đang gây lực cản cho tăng trưởng; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng chỉ ra, dù vừa qua đã ban hành Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), song các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.
Vì vậy cần sửa đổi các quy định liên quan để địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, “cởi trói” cho cán bộ. Tới đây, Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công. Nội dung này sẽ được báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đưa vào hội nghị định kỳ đầu tháng 4 của Chính phủ.
Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bộ trưởng khẳng định sẽ thực hiện thận trọng, kỹ lưỡng, chất lượng.
“Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bộ, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này một cách hiệu quả”, bà Trà cho biết.
-
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập đã được xác định.
-
Thông tin lộ trình cụ thể việc Sáp Nhập Tỉnh, Bỏ Cấp Huyện
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và bỏ cấp huyện đang được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các thông tin mới nhất từ báo chí chính thống và cơ quan chức năng đã thông tin lộ trình cụ thể của đề án này, với những mốc thời gian rõ ràng và bước đi được xác định.
-
Tại sao lại có TIÊU CHÍ 1,4 triệu dân, 5.000 km2? Đằng sau việc Việt Nam đẩy mạnh SÁP NHẬP tỉnh?
Việt Nam hiện có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không ít trong số đó đang đối mặt với nguy cơ bị sáp nhập vì không đáp ứng các tiêu chí về dân số và diện tích do Bộ Chính trị định hướng. Theo tiêu chí hiện hành, một tỉnh đồng bằng cần ít nhất 1,4 triệu dân và 5.000 km², trong khi tỉnh miền núi là 900.000 dân và 8.000 km². Vậy tại sao Việt Nam lại đặt ra các con số này và đâu là tầm nhìn chiến lược đằng sau việc đẩy mạnh sáp nhập tỉnh?








-
Tổng Bí thư: Tập trung cho ý kiến chủ trương sắp xếp còn 34 tỉnh thành, giảm 50% cấp xã
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các ủy viên Trung ương tập trung cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị cấp tỉnh còn 34 tỉnh thành, không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị cấp xã.
-
Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ...
-
Ngày 1/5 tới: 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6....