Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký Công văn số 3308/BNV-CCVC về việc hướng dẫn sắp xếp, bố trí lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Theo đó, việc bố trí cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã, Bộ Nội vụ định hướng cần bảo đảm đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo các hướng dẫn có liên quan của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ và quy định cụ thể của địa phương về tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn cán bộ khi sắp xếp.
Đề nghị ưu tiên bố trí, lựa chọn cán bộ có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung để đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý của UBND và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã mới, đặc biệt là vị trí chủ tịch UBND.
Bộ Nội vụ lý giải, vì khối lượng công việc, yêu cầu nhiệm vụ của cấp xã mới rất lớn khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Bộ Nội vụ yêu cầu kịp thời rà soát phương án nhân sự của cấp xã mới đã xây dựng; trường hợp cán bộ, công chức dự kiến sắp xếp, bố trí chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì điều động, tăng cường cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có năng lực, kinh nghiệm từ cấp tỉnh xuống cấp xã.
Công văn cũng nêu, hiện nay Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi và xây dựng 28 nghị định về phân cấp, phân quyền và phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương hiện đại, chuyên nghiệp và phục vụ nhân dân.
Cấp xã mới sẽ có 1.065 nhiệm vụ, thẩm quyền của cấp huyện hiện nay được chuyển giao và các nhiệm vụ mới theo quy định của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi đang được Quốc hội xem xét.
Trước đó, chiều 5/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua về nguyên tắc các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 với 100% thành viên có mặt tán thành.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở đề nghị của UBND 63 tỉnh, thành phố và của Bộ Nội vụ, Chính phủ đã có 34 tờ trình (kèm theo hồ sơ Đề án) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của 34 tỉnh, thành phố mới dự kiến hình thành sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trong tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay của cả nước, có 9.907 đơn vị hành chính cấp xã (7.571 xã, 1.719 phường và 617 thị trấn) thực hiện sắp xếp và 128 đơn vị hành chính cấp xã (123 xã, 5 phường) không thực hiện sắp xếp (giữ nguyên) do đã đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số hoặc có yếu tố đặc thù (vị trí biệt lập) theo quy định của Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.
Các tỉnh, thành phố đã xây dựng 3.193 phương án sắp xếp 9.907 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3.193 đơn vị hành chính cấp xã mới (2.498 xã, 682 phường và 13 đặc khu), giảm 6.714 đơn vị.
Kết quả sau khi thực hiện sắp xếp, cả nước còn tổng số 3.321 đơn vị hành chính cấp xã (2.621 xã, 687 phường và 13 đặc khu), giảm 6.714 đơn vị hành chính cấp xã (đạt tỷ lệ giảm 66,91%).
-
Thông tin mới nhất về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Sau sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh.
-
Điều kiện về nhà ở để được mua nhà ở xã hội khi sáp nhập tỉnh thành
Với việc sáp nhập một số tỉnh thành, nhiều người dân quan tâm về điều kiện nhà ở để được mua nhà ở xã hội. Bởi việc thay đổi địa giới hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và phạm vi xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội của người dân tại các địa phương.
-
Đã sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh
Đến nay, cả nước đã sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh (còn 23 tỉnh), cuối cùng sẽ còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời đã sắp xếp 10.035 đơn vị hành chính cấp xã còn lại 3.321 đơn vị hành chính cấp xã, đạt 67,9%.
-
Theo nghị trình đã được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quyết định, trong 6 ngày, từ ngày 3 đến 6-6 và ngày 9 đến 10-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành phiên họp thứ 46.







-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...