Dự thảo này sẽ thay thế nghị định 138/2020 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại nghị định 116/2024).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung một mục quy định về bố trí, thay đổi vị trí việc làm, xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm.
Cụ thể, dự thảo quy định bố trí vị trí việc làm và xếp ngạch công chức đối với người trúng tuyển công chức; các trường hợp thay đổi vị trí việc làm. Nội dung thay đổi vị trí việc làm có ngạch công chức xếp theo thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn ngạch hiện giữ.
Việc bổ sung nội dung này để xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể trong việc bố trí vị trí việc làm và xếp ngạch công chức đối với người trúng tuyển công chức.
Theo Bộ Nội vụ, việc bổ sung mục này nhằm xác định vai trò, nhiệm vụ cụ thể trong việc bố trí vị trí việc làm và xếp ngạch công chức đối với người trúng tuyển công chức.
Dự thảo nghị định nêu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức phân công công việc theo đúng yêu cầu vị trí việc làm tuyển dụng, bồi dưỡng, theo dõi đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức.
Bộ Nội vụ cho hay các nội dung trên nhằm quy định các trường hợp thay đổi vị trí việc làm được xếp ngạch tương ứng có thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn ngạch của vị trí việc làm hiện giữ hoặc các trường hợp bố trí vào vị trí việc làm thấp hơn do không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Qua đó nhằm xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức trong việc xây dựng phương án cụ thể làm căn cứ rà soát, lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thay đổi vị trí việc làm có ngạch công chức xếp theo thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn ngạch công chức hiện giữ.
Nội dung này được sửa đổi, bổ sung đúng với tinh thần của dự thảo Luật Cán bộ, công chức đang được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9 này.
Một nội dung khác, dự thảo bổ sung trường hợp được tiếp nhận vào công chức là chuyên gia, nhà khoa học, luật gia, luật sư giỏi, doanh nhân tiêu biểu xuất sắc, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp; người công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị mà không phải là công chức.
Nội dung này để phù hợp với quy định Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang trình Quốc hội, cụ thể trong việc thực hiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và người có kinh nghiệm, đáp ứng ngay yêu cầu công việc vào làm tại khu vực công.
-
Tháng 6 ban hành quy định chi tiết trường hợp công chức ở xa chỗ làm được hỗ trợ nhà ở xã hội
UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, ban hành quy định chi tiết về trường hợp người có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết số 201/2025/QH15. Thời hạn ban hành trong tháng 6/2025, bảo đảm có hiệu lực đồng bộ với Nghị quyết số 201/2025/QH15.
-
Cả nước giảm gần 130.000 biên chế cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh, xã
Dự kiến sau sắp xếp cấp tỉnh giảm hơn 18.440 biên chế; cấp xã giảm hơn 110.780 biên chế.
-
Trước ngày 15/8/2025: Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã
Ngày 23/4/2025, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn 31-HD/BTCTW về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.







-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...