Theo đồ án quy hoạch, Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch có tổng diện tích 4.084.234 m2. Khu vực có tính chất là khu quy hoạch phim trường kết hợp với du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch thương mại dịch vụ tổng hợp.
Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch được chia làm 3 khu với cơ cấu sử dụng đất cụ thể như sau:
Khu A có tổng diện tích 3.363.514 m2, gồm: Đất rừng 1.914.420 m2, Đất trảng cỏ 1.027.968 m2, Diện tích mặt nước 203.637 m2, Đất giao thông 99.094 m2, Đất dịch vụ 27.653 m2, Đất nghĩa trang 90.742 m2;
Khu B có tổng diện tích 594.839 m2, gồm: Đất Trảng cỏ du lịch dã ngoại và khám phá làng nghề 361.027 m2, Đất rừng tự nhiên 193.525 n2, Đất giao thông 15.174 m2, Đất thương mại dịch vụ 8.771 m2, Đất đào hào bảo vệ ranh 16.342 m2;
Khu Thác Voi có tổng diện tích 125.881 m2, gồm: Đất ở định canh hiện hữu và du lịch văn hóa bản địa 100.383 m2, Đất du lịch Thác Voi 23.674 m2, Đất giao thông 1.824 m2.
Khu A: Phần lớn diện tích phục vụ cho việc thực hiện xây dựng phim trường với chức năng là khu xây dựng các công trình phục vụ cho mục đích điện ảnh, (không xây dựng các công trình mang tính chất kiên cố làm ảnh hưởng đến hiện trạng tự nhiên toàn khu), nhưng đồng thời cũng kết hợp khai thác các hình thức du lịch sinh thái rừng tự nhiên, du lịch dã ngoại. Các khu vực kết hợp với các trò chơi dân gian như chọi trâu, trò chơi dã ngoại, trận địa dã chiến, đua đà điểu, đua ngựa . . ., khu ăn uống địch vụ ..., khu nghỉ dưỡng bao gồm các cộng trình resort ven hồ và các công trình dịch vụ khác, để thu hút khách du lịch phát huy tiềm năng thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên.
Khu B: Là khu chức năng văn hóa làng nghề của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là bố trí các khu chức năng như: Công trình dịch vụ, các công trình nhà truyền thống của các dân tộc, khu trò chơi dân tộc, khu làng nghề truyền thống, khu trưng bày các sản phẩm văn hóa dân gian và khu du lịch sinh thái về nguồn.
Khu Thác Voi: Với định hướng quy hoạch tận dụng điều kiện thiên nhiên hiện hữu của Thác Voi, quy hoạch thêm các khu chức năng kết nối giữa khu Thác và hiện trạng hiện có, kết nối điều sinh sống của người dân tộc địa phương hiện hữu. Phát triển thêm hình thức du lịch về nguồn, khám phá cuộc sống dân bản địa, tạo nên hình thức du lịch cho khu quy hoạch không đơn thuần là chỉ diện tích khu Thác Voi.