Ngày 14/5, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 34 - khóa XI (mở rộng). Hội nghị đã xem xét, cho ý kiến Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồ án Quy hoạch định hình không gian phát triển tỉnh Bình Dương thành 3 vùng động lực. Vùng đô thị cửa ngõ (TP.Thuận An, TP.Dĩ An) với chức năng là đô thị thông minh, hiện đại, thật sự là nơi đáng sống và là trung tâm kinh tế - tài chính cho cả vùng Đông Nam bộ. Do đó, nhiệm vụ chính là nâng cấp, tái thiết, chỉnh trang đô thị.
Vùng lõi trung tâm (TP.Thủ Dầu Một, TP.Tân Uyên, TP.Bến Cát, huyện Bàu Bàng) với chức năng là vùng lõi của đô thị thông minh, dựa trên phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ thế hệ mới.
Đây cũng là cực tăng trưởng, vùng động lực phát triển của tỉnh, với hạt nhân là hình thành khu công nghiệp, công nghệ thông tin tập trung, để từng bước hình thành công viên khoa học - công nghệ của tỉnh và định hình phát triển cho các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ chất lượng cao; thu hút các ngành nghề sản xuất điện, điện tử, chíp, công nghệ bán dẫn.
Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình xây dựng Quy hoạch tỉnh. Ảnh: Cổng TTĐT Bình Dương
Vùng đô thị phía Bắc (huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng, huyện Bắc Tân Uyên) với chức năng là vùng dự trữ xanh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với du lịch sinh thái và phát triển công nghiệp xanh, sinh thái; là vùng vệ tinh của tỉnh sau khi đã lấp đầy ở vùng trung tâm gắn với di dời công nghiệp từ phía Nam lên.
Về định hướng không gian phát triển công nghiệp, từ nay đến năm 2030 tỉnh đã quy hoạch định hướng khoảng 18.500 ha đất đô thị công nghiệp và cần khoảng 18.000 - 20.000 ha cho phát triển đô thị, dịch vụ dọc các đường vành đai, cao tốc để hình thành hành lang kinh tế cho cả Vùng từ cửa khẩu Tây Ninh - cảng Cái Mép và sân Bay Long Thành.
Định hình hành lang sinh thái: Sông Đồng Nai và hành lang sinh thái dọc sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng để phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại chất lượng cao.
Định hình không gian phát triển cho các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục - thể thao, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ là hình thành Khu liên hợp với khoảng 1.500 ha tại huyện Bàu Bàng, với chức năng tổ chức các sự kiện mang tầm vóc quốc gia, nhằm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế cho cả Vùng, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.
Từ các định hướng không gian phát triển và các ngành lĩnh vực quan trọng sẽ đóng góp vào mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 10% và đạt được mục tiêu vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, Quy hoạch tỉnh đến nay đã cơ bản hoàn thành về mặt nội dung, trình Tỉnh ủy thông qua và tiếp tục hoàn thiện trình HĐND tỉnh thông qua. Trên cơ sở đó, hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 6/2024.
Dự kiến tổ chức lễ công bố Quy hoạch trong tháng 7/2024, gắn với thu hút đầu tư và khởi công dự án đường Vành đai 4 TP.HCM (đoạn qua tỉnh Bình Dương).
-
Chi tiết về 16 khu công nghiệp mới của Bình Dương đến năm 2030
Theo phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp tỉnh Bình Dương mới nhất, đến năm 2030 tổng số KCN trên địa bàn là 43 KCN với tổng diện tích khoảng 18.600 ha.








-
Quy hoạch 5 khu đô thị giáp ranh TP.HCM
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 989/QĐ-UBND, chính thức phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Dĩ An đến năm 2045. Đây là bước đi quan trọng nhằm định hướng phát triển Dĩ An thành đô thị...
-
Tỉnh giàu nhất Việt Nam chi 2.000 tỷ làm 1,84km đường ven sông Sài Gòn
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, tại phiên họp mới đây, UBND tỉnh đã xem xét và cho ý kiến về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư một loạt dự án công, đáng chú ý nhất là dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường ven sông Sài Gòn đoạn...
-
Tập đoàn Nhật Bản đề xuất đầu tư đường sắt nhẹ 5.200 tỷ đồng tại Bình Dương
Bình Dương đang từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị với đề xuất tuyến đường sắt nhẹ tại Thủ Dầu Một và kế hoạch triển khai tuyến metro nối liền TP.HCM, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, kết nối hiệu quả và phát triển bền vững....