TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ, quốc gia cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng trong việc mở rộng cho vay, rót vốn vào bất động sản. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng nên thận trọng trong việc rót vốn cho chủ đầu tư, cần tập trung đẩy mạnh khai thác phân khúc tín dụng cá nhân vay mua nhà để ở.
Việc ban hành Thông tư 06 của NHNN được xem là cơ hội cho các nhà băng trong việc cho vay bất động sản. Theo ông, vốn ngân hàng có chảy mạnh vào thị trường này?
Khi NHNN ban hành Thông tư 06 đưa ra lộ trình cho các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (giữ nguyên mức 60% từ nay đến 31/12/2016; giảm xuống 50% từ 1/1/2017 và từ 1/1/2018 xuống 40%), có ý kiến cho rằng, NHNN đã nhượng bộ. Trong trường hợp này, NHNN sẽ phải có chính sách ưu tiên việc tái cấp vốn, sau đó tới cho vay, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, theo tôi, việc đưa ra lộ trình trên là phù hợp để các ngân hàng có sự chuẩn bị.
Về vốn tín dụng chảy vào bất động sản, thực tế, trong 2 năm qua, điều kiện tín dụng lĩnh vực bất động sản đã được mở khi NHNN không còn khống chế tỷ lệ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, không phải đến thời điểm này các ngân hàng mới có điều kiện đẩy mạnh dòng vốn vào thị trường này. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro nợ xấu, các ngân hàng nên thận trọng hơn trong cho vay bất động sản, thay vì ồ ạt như thời kỳ 2006 – 2007.
Theo ông, có phải nguồn vốn vào bất động sản chưa được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ, khiến nợ xấu tăng?
Cơn sốt bất động sản giai đoạn 2006 – 2007 gắn liền với cơn sốt chứng khoán khiến cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Hệ quả là dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng năm 2007 - 2008 đã tăng lên mức quá cao. Từ mức chỉ 20 - 30%, tăng trưởng dư nợ tín dụng ngành ngân hàng đã lên mức 57% năm 2007, trong đó có “đóng góp” lớn của các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng quy mô vừa và nhỏ ồ ạt đổ vốn vào bất động sản, chứng khoán.
Khi thực hiện giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 – 2013 đã lộ ra nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đầu tư vào bất động sản, trái với mục đích vay vốn ban đầu. Qua đó cho thấy, một trong những yếu kém của ngân hàng thương mại Việt Nam là không kiểm soát được dòng tín dụng hoặc kiểm soát rất lỏng lẻo, dẫn đến hậu quả nợ xấu như ngày hôm nay. Trong khi đó, nguyên tắc trong cho vay là phải kiểm soát được nguồn tiền và dòng tín dụng. Và thực tế, nợ xấu của các ngân hàng thương mại tập trung phần lớn vào bất động sản.
Để phát triển tín dụng bất động sản một cách an toàn và bền vững, theo ông, các ngân hàng nên đẩy mạnh tài trợ vốn cho phân khúc nào và có giải pháp hạn chế rủi ro ra sao?
Trong 5 năm tới, nhu cầu nhà giá rẻ tại các thành phố như TP. HCM, Hà Nội sẽ vô cùng lớn, chưa nói đến nhu cầu nhà ở của người nhập cư. Hiện tại, nhu cầu nhà ở của thị trường, nhất là tại khu vực trung tâm, cũng không hề nhỏ, các dự án có mức giá phù hợp trên dưới 1,5 tỷ đồng/căn hộ “bán chạy như tôm tươi”.
Tuy nguồn cung trên thị trường không thiếu, nhưng do giá trị bất động sản Việt Nam đã được thổi lên quá cao trong giai đoạn 2007 – 2009, nên các chủ đầu tư chỉ nhắm đến phân khúc cao cấp mà bỏ qua phân khúc có nhu cầu về nhà ở thực sự, với mức giá căn hộ phù hợp. Điều này khiến thị trường bất động sản Việt Nam bị méo mó.
Vì vậy, để phát triển một cách an toàn, bền vững, các chủ đầu tư dự án và ngân hàng phải hướng đến phân khúc khách hàng có nhu cầu nhà ở đầu tiên. Theo đó, nhà băng cần dành ưu đãi lãi suất cho người mua nhà, thay vì nhắm đến các chủ đầu tư, bởi người mua nhà mới là nhân tố quyết định đầu ra của các dự án bất động sản. Trong thời gian tới, các ngân hàng chỉ nên “nuôi” dự án bất động sản phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, thay vì đổ vốn ồ ạt để vấp phải nguy cơ nợ xấu.
Theo ông, liệu tăng trưởng tín dụng bất động sản hiện đã đáng lo ngại và cần cảnh báo sớm?
Việc Chính phủ, NHNN đưa ra cảnh báo kiểm soát chặt dòng tín dụng vào bất động sản và ngăn chặn tình trạng bong bóng bất động sản tái diễn là hoàn toàn chính xác và cần thiết. Hiện nay, thị trường bất động sản chưa hoàn toàn hồi phục, đặc biệt với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, căn hộ cao cấp...
Đối với việc chuyển nhượng, mua lại quyền khai thác các dự án cơ sở hạ tầng, không nên dùng nguồn tiền từ ngân hàng thương mại, mà đòi hỏi các doanh nghiệp bất động sản cũng phải bỏ vốn. Nếu nhà nước tiếp tục chuyển giao những công trình hạ tầng và cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền vay ngân hàng để hoàn thiện dự án thì như “đánh bùn sang ao”, khó tránh bất động sản xì hơi lần nữa. Vì vậy, NHNN đang kiểm soát khá chặt tín dụng vào thị trường bất động sản để tránh các rủi ro.
Chủ đề: Siết tín dụng bất động sản
Thùy Vinh (ĐTCK)
VIP
Bán nhà hẻm Quận 10 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu hoàn công đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Top 1 Bất động sản Đà Nẵng đầu tư 2024 - Sun Ponte Residence - Căn hộ sông Hàn
Thương lượng- 0m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Ngân Hàng thanh lý 10 lô đất ngay trung tâm thành phố Đồng Xoài giá 850 triệu/lô
850 triệu- 174m2
Đồng Xoài, Bình Phước
Hôm nay
0966755***
VIP
Căn Hộ Cao Cấp 69,7m2 gồm 2PN+2WC cách quận 1 chỉ 14km giá cực sốc chỉ 2,9 tỷ
2 tỷ 900 triệu- 69.7m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0966755***
VIP
Cần bán gấp nhà phường 12, Quận 8 giảm hơn 2 tỷ, giá chào mới nhỉnh 20 tỷ.
20 tỷ 300 triệu- 179m2
Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0988383***
VIP
CHỈ TỪ 1,2 TỶ - SỞ HỮU NGAY CĂN HỘ FULL NỘI THẤT 5 SAO LIBERA NHA TRANG
Thương lượng- 0m2
Nha Trang, Khánh Hòa
Hôm nay
0328138***
VIP
Bắc Hà Thanh - Mở bán quỹ đất nền liền kề, shophouse - Chính sách tốt nhất TT
Thương lượng- 80m2
Tuy Phước, Bình Định
Hôm nay
0964372***
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.