10/08/2015 11:09 AM
CafeLand - Theo số liệu của Tổng Cục thống kê (GSO), dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014, GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt 2.028 USD tương đương 169USD/tháng, dự kiến sẽ đạt khoảng 2.300 USD vào năm 2015.

Mức lương trung bình của một cử nhân Đại học mới ra trường thông thường đạt 5.000.000 VNĐ/tháng .

Trên thị trường bất động sản Hà Nội, giá một căn chung cư bình dân hoặc một căn nhà trong ngõ nhỏ thấp nhất dao động xung quanh ngưỡng 1.000.000.000 VNĐ.

Và vấn đề lên kế hoạch chuẩn bị tài chính để mua nhà luôn là rất nóng, đặc biệt là đối với những người trẻ đang trong độ tuổi lao động.

Hãy thống kê những cách chuẩn bị tài chính thường gặp nhất:

1/ Dựa vào sự giúp đỡ của gia đình

Thông thường những người trẻ sau kết hôn thường được bố mẹ chồng/vợ hoặc cả hai bên giúp đỡ phần lớn tiền để mua căn nhà đầu tiên. Sự giúp đỡ tài chính này hết sức phổ biến dựa trên tài sản tích lũy lâu năm của thế hệ trước. Nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ, phần lớn các cặp vợ chồng trẻ không thể mua nhà ít nhất là sau 5 năm đầu tiên của hôn nhân.

2/ Kết hợp huy động nhiều nguồn vay

Nếu như không có sự giúp đỡ chủ lực của bố mẹ, cách làm phổ biến nhất của các cặp vợ chồng trẻ để sớm mua được nhà sau khi kết hôn là công thức kết hợp nhiều nguồn tiền: 1 phần tiền tích lũy có sẵn + 1 phần tiền do bố mẹ hai bên giúp đỡ + 1 phần tiền vay anh em họ hàng, bạn bè thân thiết.

Ưu điểm của kế hoạch tài chính này là các nguồn vay lãi suất thấp, đôi khi bằng không và thời gian cho vay dài hạn, rất thuận lợi để lên kế hoạch trả nợ dần dựa trên thu nhập cố định (lương, lợi nhuận kinh doanh…)

3/ Dựa trên những khoản thu nhập bất ngờ

Lợi nhuận kinh doanh chứng khoán, bất động sản, các mặt hàng sinh lời cao… góp một tỷ lệ đáng kể vào khả năng mua nhà của một số người trẻ tuổi nhanh nhạy trong kinh doanh. Tuy nhiên trong tình hình thị trường hiện nay, tỷ lệ những người mua nhà theo khả năng này không còn nhiều .

4/ Dựa trên tích lũy và vay vốn ngân hàng

Lựa chọn nhà thu nhập thấp, đăng ký mua nhà ở xã hội, tìm nhà tại khu vực ngoại thành hay chấp nhận đất xen kẹt giá rẻ, rất nhiều các gia đình trẻ đã mua nhà theo cách này. Phần lớn ngân quỹ tích lũy của những người lao động trẻ tuổi chỉ phù hợp với các mảnh đất ngoại thành có giá trị trên dưới 500.000.000 VNĐ .Hoặc may mắn hơn, họ mua được nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội với thời gian vay vốn ngân hàng dài hạn và lãi xuất phù hợp. Tuy nhiên vấn đề chứng minh thu nhập, hồ sơ giấy tờ và kế hoạch trả nợ bằng lương vẫn luôn là sự trăn trở với rất nhiều người.

5/ Tiếp tục ở nhà thuê và chờ giá bất động sản đi xuống

Không đủ tài chính để mua nhà, rất nhiều người lao động tiếp tục ở nhà thuê, nhà trọ. Trên thực tế, chi phí của việc ở trọ rẻ hơn rất nhiều so với chi phí mua nhà. Tuy nhiên tính chất không ổn định của việc thuê nhà và tâm lý thích “mảnh đất cắm dùi” vẫn khiến mọi người vẫn ưa chuộng việc sở hữu một căn nhà hơn. Họ luôn mong chờ thị trường xuống giá để mua được căn nhà với mức giá phù hợp. Nếu như các dự án nhà ở xã hội cho thuê được triển khai hiệu quả thì áp lực lên thị trường bất động sản giảm tải và chắc chắn giá mua nhà ở xuống mức phù hợp hơn.

Đỗ Đỗ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.