Siêu dự án 3,5 tỷ USD sau gần chục năm chỉ là bãi cỏ hoang.
Ngày 1/7/2008, siêu dự án Khu đô thị đại học Quốc tế (VIUT) với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD do tập đoàn Berjaya (Malaysia) làm chủ đầu tư được cấp phép. Dự án này có diện tích 925 ha tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn.
Theo thiết kế, chủ đầu tư sẽ dành trên 100 ha để phát triển thành một trung tâm đào tạo đại học hiện đại bậc nhất Đông Nam Á. Trong đó, ngoài các trường đại học, Khu đô thị sẽ cung cấp thêm 20 trường ở các bậc học từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học phổ thông.
Phần diện tích còn lại được quy hoạch thành khu phức hợp, bao gồm khu thương mại, khu dân cư, trung tâm hành chính văn hóa, trung tâm y tế quy mô 15 ha phục vụ chữa bệnh và hoạt động chuyên khoa của các trường đại học, câu lạc bộ thể dục thể thao và giải trí, khu công viên cây xanh…
Với những viễn cảnh được vẽ lên như vậy, dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm đào tạo đại học hiện đại bậc nhất của cả nước. Thế nhưng, sau gần 10 năm, dự án vẫn chỉ là bãi cỏ hoang và đứng trước nguy cơ bị thu hồi giấy phép.
Ghi nhận thực tế tại siêu dự án này ngày 4/10, toàn bộ khu vực triển khai dự án vẫn ngập chìm trong cỏ lác, sình lầy. Không có bất kỳ một bảng tên hay rào chắn nào phân định ranh giới, báo hiệu dự án này từng tồn tại. Con đường đất chạy dọc kênh An Hạ lồi lõm, sình lầy sau những cơn mưa. Nhiều căn nhà của người dân ở đây cũng ọp ẹp, che chắn bằng đủ thứ vật liệu tôn, lá, bạt.
Chỉ vào căn nhà nhỏ xuống cấp, mái tôn hoen gỉ, thủng lỗ chỗ của mình, bà Năm (ấp Nhị Tân) cho biết, trời nắng ngồi trong nhà không được vì nóng bức nhưng trời mưa thì lại bị dột khắp nhà. Vì đã rất nhiều lần sửa chữa, chắp vá nên giờ căn nhà chỉ có thể xây mới nhưng việc này không thể làm được vì nằm trong quy hoạch của dự án. “Tôi nghe người ta báo đất này bị quy hoạch làm dự án từ rất lâu rồi nhưng có thấy làm gì đâu”, bà Năm nói.
Nhiều người dân ở đây cho biết, dự án bị “treo” suốt nhiều năm khiến cuộc sống của họ chịu nhiều thiệt thòi. Nhà cửa bị xuống cấp không thể xây mới, đường xá hạ tầng không được đầu tư, đất canh tác cũng khó khăn. Nhiều hộ gia đình có con cái đến tuổi lập gia đình muốn tách đất, xây nhà cho con cũng không được. Con đường đất chạy dọc bờ kênh lâu nay thành cung đường của cánh buôn lậu thuốc lá.
Tại khu vực sẽ triển khai dự án, thỉnh thoảng bắt gặp những khu đất được cày xới, ruộng lúa đang trổ bông xanh ngát. Được biết, những khu đất, ruộng lúa này là của một số người dân tại nơi khác về đây thuê lại đất để canh tác. Họ sinh sống tạm bợ trong những ngôi nhà làm bằng lá, trong các lều nhỏ làm bằng bạt.
Trước tình trạng dự án này đắp chiếu nhiều năm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, UBND TP.HCM đã ra “tối hậu thư” cho chủ đầu tư Berjaya. Theo đó, thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát dự án và tìm cách giải quyết theo hai phương án: tìm cách tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn Berjaya trong việc triển khai dự án hoặc thu hồi giấy phép.
Hơn ai hết, người dân sinh sống tại khu vực dư án này đang mong mỏi sẽ sớm có câu trả lời, hoặc là dự án sẽ triển khai hoặc thu hồi chấm dứt tình trạng “treo” suốt nhiều năm nay.
CafeLand ghi nhận hình ảnh thực tế tại siêu dự án này ngày 4/10:
Con đường đất dẫn vào khu vực dự án.
Khu vực này vẫn như một vùng nông thôn hẻo lánh.
Không có bất kỳ dấu hiệu nào đánh dấu sự hiện diện của dự án đình đám này.
Những ngôi nhà xuống cấp, ọp ẹp của người dân.
Dự án treo suốt nhiều năm trời khiến cuộc sống của người dân rất khó khăn.
Đường xá cũng không được đầu tư xây dựng.
Xót cảnh đất đai bỏ hoang nhiều người đã cày xới để trồng trọt.
Những người dân từ nơi khác về đây sinh sống trong những căn nhà tạm bợ.
Đối với họ từ siêu dự án không có ý nghĩa.
Cuộc sống vẫn rất khó khăn.
Bò được nuôi khá nhiều tại đây.
Thay vì bỏ hoang, nhiều mảnh đất được canh tác thành ruộng lúa xanh ngát.
Nhiều hộ dân đã chuyển đi nơi khác sinh sống.
Tại thị trường bất động sản Việt Nam, cái tên Tập đoàn Berjaya khá nổi bật. Với số vốn đăng ký 9,98 tỷ USD, tập đoàn này đang là chủ đầu tư của hàng loạt dự án tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các dự án nổi bật có thể nhắc đến như: dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) và dự án khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) tại TP.HCM; dự án Nhon Trach New City Center và dự án Biên Hòa City Square tại Đồng Nai hay dự án khu đô thị mới Thạch Bàn tại Hà Nội… Mới đây, tập đoàn này cũng thăm dò và dự định đầu tư các dự án tại Đà Nẵng. Mặc dù tham vọng rất lớn nhưng phần lớn các dự án của Berjaya đều trong tình trạng “treo” suốt nhiều năm, nhiều dự án không triển khai và đứng trước nguy cơ bị thu thồi. |
-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa qua đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) số ti...
-
Công viên sáng tạo lớn nhất TP.Thủ Đức sẵn sàng vận hành
Công viên Sáng tạo tại TP.Thủ Đức nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm sẽ chính thức khánh thành vào hôm nay (11/1). Với diện tích rộng 10ha, đây được xem là công việc lớn bậc nhất tại TP.Thủ Đức....
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...