02/06/2020 10:30 AM
CafeLand - Nằm ở ngoại ô của thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang ngôi nhà này là nơi chung sống của ba gia đình có cùng họ hàng.

Mặc dù ngân sách có hạn nhưng ngôi nhà vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn đặc trưng của kiến trúc địa phương, kiến trúc sư đã cố gắng đáp ứng sự phong phú trong tập quán sinh hoạt của gia chủ với nhiều cây xanh, ánh sáng tự nhiên.

Chỉ khoảng 7 giờ di chuyển từ TP.HCM bằng xe buýt và phà, Châu Đốc một thị trấn gần biên giới Campuchia đã được phát triển dọc theo một nhánh của sông Mê Kong. Tại đây, chúng ta dễ dàng nhận ra nhiều lớp cấu trúc đặc trưng của địa hình tự nhiên và kiến trúc bản địa.

Lớp thứ nhất được mô tả bởi hàng trăm ngôi nhà nổi trên sông, và lớp thứ hai là những con đường tỉnh lộ được đắp dọc hai bên bờ sông, trở thành nút giao thông chính tại địa phương, trong khi lớp thứ 3 là những ngôi nhà chống cột nằm rải rác bên đường. Những ngôi nhà này được nối với trục giao thông bằng những cây cầu riêng lẻ. Và lớp cuối cùng là thảm màu xanh lá cây của những cánh đồng lúa tuyệt đẹp xa ngút tầm mắt.

Đa phần các ngôi nhà trong khu vực này có hệ kiến trúc chủ yếu bao gồm các cột đá hoặc bê tông chống trên mặt đất, các khung gỗ lơ lửng bên trên và cuối cùng bên trên là lớp mái tôn.

Cột bê tông thì giới hạn chiều cao nên chỉ vừa đủ để nâng toàn bộ ngôi nhà tránh khỏi nước lũ cùng với kích thước tối thiểu của hệ cột gỗ, song song với thói quen ngồi bệt trên sàn của dân cư tại địa phương nên có thể hiểu được lối sống cũng như biểu hiện của họ.

Khi càng tiếp cận sâu hơn, càng hiểu rõ hơn về sự khắc nghiệt của thời tiết tự nhiện mà con người phải đối phó khi tất cả những ngôi nhà phải đấm chìm dưới nước từ 4 đến 5 tháng của mùa lũ hằng năm. Bất kì ai đến thăm khu vực này đều có thể cảm nhận được sự thông minh của họ khi phải sống chung với lũ, về cách họ tồn tại, sống với mẹ thiên nhiên trong thời gian dài như vậy.

Tuy nhiên, cuộc sống hằng ngày của họ trở nên lộn xộn sau những thay đổi ấy, điển hình là hầu như các tầng trệt của ngôi nhà đều bỏ hoang, về lâu dài khiến nơi đây trở nên ẩm thấp, xuất hiện nhiều rác thải, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của con người về lâu về dài.

Dựa trên những yếu tố trên, kiến trúc sư đã tận dụng các vật liệu và phương pháp xây dựng tại địa phương dựa trên 3 quan điểm dưới đây:

Quan điểm thứ 1: đảo hình dạng mái nhà từ dạng truyền thống thành hình cánh bướm với độ cao khác nhau để tăng hiệu quả thông thoáng, mở rộng không gian bên trong và bên ngoài.

Quan điểm thứ 2: Hệ cửa kim loại xoay được lắp đặt xen kẽ theo từng diện đứng giúp điều hòa, cân bằng lượng nắng gió len vào nhà.

Quan đểm 3: thay thế tất cả các bức tường ngăn chia phòng bên trong sau đó dùng các vách xoay di động để tạo ra một không gian lớn liên tục và xuyên suốt.

3 quan điểm kiến trúc này nhằm mục đích hiện thực hóa một không gian nửa trong và nửa ngoài với đầy đủ các yếu tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, gió, nước, đất hòa nguyện cùng cuộc sống của con người. Đây cũng là một chủ đề quan trọng trong việc lưu trữ văn hóa và tinh thần kiến trúc của địa phương.

Ngày nay ở Việt Nam, phong cách nhà ở đô thị bắt đầu lan rộng đến các vùng nông thôn và đã làm thay đổi văn hóa, cảnh quan và lối sống của các vùng đô thị ven. Dự án này sẽ là thông điệp nhắn gửi đến những thế hệ kiến trúc trẻ, người sẽ kế thừa và phát triển các đặc trưng của kiến trúc và đời sống bản địa.

Bản vẽ giải pháp sau khi khảo sát tại địa phương

Giải pháp hệ mái dạng hình bướm.

  • Ngôi nhà dành cho mẹ ở ngoại ô Hà Nội

    Ngôi nhà dành cho mẹ ở ngoại ô Hà Nội

    CafeLand -  Tọa lạc tại Làng Mít, xã Đồng Đồng, Huyện Sơn Tây, ngoại ô phía Tây Hà Nội, ngôi nhà được dựng lên từ một khu đất dốc, thoáng rộng, là một biểu tượng kiến trúc cộng sinh giao hòa giữa con người và thiên nhiên.

Chu Anh (Archdaily)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.