Giếng trời cầu thang giúp căn nhà thêm thông thoáng bởi đón được ánh sáng, gió tự nhiên. Những thiết kế tiểu cảnh khu vực này còn là điểm nhấn, tạo nên ấn tượng cho không gian sống.

Tác dụng giếng trời trên cầu thang

Bố trí giếng trời ở gầm cầu thang khá phổ biến, đây là vị trí thường nằm ở chính giữa căn nhà, liền kề với khu vực phòng khách và bếp ăn.

- Giúp đón gió và lưu thông không khí: Bố trí giếng trời trên cầu thang giúp đón được luồng gió tự nhiên vào căn nhà. Giếng trời cầu thang tận dụng được hiệu ứng ống khói, hút gió từ ngoài vào và lan tỏa khắp căn nhà giúp không khí lưu chuyển từ ngoài vào mọi ngóc ngách căn nhà.

- Dùng để lấy sáng: giếng trời còn lấy được ánh sáng tự nhiên và phân bố đều ở từng tầng. Ánh sáng từ hành lang dẫn tới những phòng riêng, không gian sinh hoạt chung ở tầng trệt cũng trở nên sáng sủa hơn, giúp gia chủ giảm bớt được một khoản chi phí tiền điện mỗi tháng.

- Tính thẩm mỹ cao: Nhà phố, nhà ống thường chiều dài và chiều ngang chênh lệch, mất cân đối nên khi thiết kế giếng trời trên cầu thang sẽ giúp bố cục ngôi nhà trở nên hợp lý, cân đối hơn. Ngoài ra, với kiểu nhà 3 mặt tường bị bịt kín, việc trổ cửa sổ, đón không khí, nắng gió thiên nhiên là điều hoàn toàn bất khả thi. Chính vì vậy, thiết kế giếng trời trên cầu thang là giải pháp hữu hiệu giúp căn nhà thông thoáng, giảm bớt sự bí bách, ngột ngạt.

- Phù hợp phong thủy: Giếng trời cầu thang là vị trí phong thủy lý tưởng cho ngôi nhà vì nó cân bằng, hài hòa mọi mặt. Trong kiến thức phong thủy nhà ở, cầu thang được xem là xương sống và là phần quan trọng của căn nhà, nếu xô lệch sẽ gây nên cảm giác khó chịu, bí bách.

Lưu ý khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Để đảm bảo công năng của giếng trời, khi thiết kế giếng trời tại khu vực cầu thang bạn cần lưu ý về vị trí, chất liệu cũng như kích thước giếng trời.

Về kích thước, với những căn nhà đã có sẵn nhiều cửa sổ thì diện tích giếng trời chỉ nên làm tối đa 5% diện tích mặt sàn. Còn nếu là nhà phố, nhà ống có ít cửa sổ thì nên thiết kế giếng trời có diện tích từ 4 - 6m2.

Đỉnh giếng trời ở khu vực cầu thang là nơi đón ánh nắng tự nhiên. Bạn có thể sử dụng khung sắt với các họa tiết hoa văn tạo bóng hắt nghệ thuật lên tường, tạo điểm nhấn thêm cho không gian này. Nếu sử dụng tấm lợp nhựa hoặc kính, có thể chọn loại màu để điều chỉnh độ sáng.

Ngoài ra, bạn nên thiết kế thêm mái che di động hoặc cố định để tránh mưa hắt, tràn vào nhà khi mưa lớn.

Khu vực tường giếng trời có thể thêm gạch, cây xanh trang trí. Đặc biệt, diện tích này bạn cần lưu ý sử dụng vật liệu phù hợp để tránh tình trạng thông âm thanh giữa các tầng, mất tính riêng tư của không gian sống.

Đáy giếng trời cầu thang: Đây là khu vực để bạn có thể tạo điểm nhấn, thể hiện sáng tạo của mình bằng cách thiết kế một khu vườn nhỏ, hòn non bộ, tiểu cảnh, hồ cá nhỏ,… để tạo sinh khí.

Ở khu vực này bạn cần lưu ý hệ thống thoát nước, tránh tình trạng ẩm mốc, nước đọng,… ảnh hưởng đến nội thất trong nhà và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và vận khí của gia đình.

Cách trang trí giếng trời trên cầu thang đẹp

- Bố trí tiểu cảnh hòn non bộ, trồng hoa, trang trí đèn LED,... tạo điểm nhấn cho khu vực đáy giếng trời;

- Sử dụng mái che kính, khung hoa văn sắt để tạo hình thù đẹp mắt khi ánh nắng chuyên qua giếng trời chiếu vào nhà;

- Ốp đá, ốp gỗ hoặc treo giỏ hoa ở thân giếng trời

-Thiết kế giếng trời với nhiều hình dạng phong phú như: hình tròn, hình ngôi sao, elip,...

>> Mẫu tiểu cảnh giếng trời đẹp

Mẫu giếng trời trên cầu thang đẹp

Mẫu giếng trời cầu thang được trang trí cây xanh, tiểu cảnh

Với chất liệu kính cường lực giúp giếng trời cầu thang lấy sáng tốt hơn, trang trí thêm cây xanh giúp không gian sống gần gũi thiên nhiên.

Một cách thiết kế độc đáo, giếng trời ngay bên trên cầu thang giúp cho cây xanh phần tầng trệt tận dụng được tối đa ánh sáng để sinh trưởng và phát triển

Giếng trời với thiết kế này mang ánh sáng phân bố đều cho các tầng trong căn nhà giúp căn nhà tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.

Gia chủ mệnh Mộc, Kim, Thủy có thể trang trí đáy giếng bằng tiểu cảnh hồ nước. Cảnh quan được thiết kế bên dưới giếng trời phía cạnh chân cầu thang giúp tạo nét đẹp ấn tượng cho ngôi nhà

Kiểu thiết kế cầu thang xoắn, giếng trời với kiểu cách điệu của ô thông gió giúp không gian căn nhà tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên. Sử dụng kính màu trên các ô thông gió làm giảm độ chói, cường độ của ánh sáng khi vào nhà

Mẫu giếng trời cầu thang với thiết kế tiểu cảnh đơn giản, mang ánh sáng, cây xanh tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ cho căn nhà

Phương Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

    Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cần lưu ý gì?

    Với nhà 2 tầng, giếng trời vừa là giải pháp kỹ thuật giúp cung cấp ánh sáng cho căn nhà thông thoáng hơn vừa là giải pháp giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.

  • Cách thiết kế giếng trời nhà cấp 4 sao cho đẹp

    Cách thiết kế giếng trời nhà cấp 4 sao cho đẹp

    Với những căn nhà cấp 4, thiết kế giếng trời không chỉ giúp lấy ánh sáng, gió tự nhiên, tạo hiệu ứng thị giác giúp căn nhà trông thoáng đãng, mát mẻ mà còn có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.

  • Lưu ý gì khi đặt giếng trời ở cuối nhà?

    Lưu ý gì khi đặt giếng trời ở cuối nhà?

    Giếng trời cuối nhà không có nhiều ảnh hưởng đến không gian chung nên đây là vị trí tốt, giải pháp kỹ thuật để đón ánh sáng và thông gió, nhất là tại những căn nhà phố hẹp về chiều rộng và dài về chiều sâu....

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.