07/10/2022 9:55 AM
Thiết kế giếng trời tạo không gian thông thoáng, mang ánh sáng tự nhiên và tạo điếm nhấn trong căn nhà đang được nhiều người áp dụng hiện nay, nhất là tại các căn nhà ống, nhà ở đô thị.

Giếng trời là gì?

Giếng trời hay Skylight là khoảng không gian có phương thẳng đứng từ trên mái xuống thẳng tầng trệt của nhà ở hay tòa nhà cao tầng. Kiểu thiết kế này là giải pháp mang tới sự thông thoáng cho các căn nhà ống, tòa nhà chung cư, gia đình thành thị áp dụng.

Cấu tạo giếng trời

Giếng trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính gồm đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng.

- Đáy giếng: là tầng thấp nhất của ngôi nhà, vị trí đáy giếng thường được kết hợp thiết kế thành phòng khách, phòng ăn, khu vực cầu thang hoặc ở cuối nhà.

- Thân giếng: kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, giúp mang ánh sáng tự nhiên đến từng ngóc ngách của căn nhà.

- Đỉnh giếng: là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Chất liệu làm đỉnh giếng có thể là tôn, kính, vật liệu tổng hợp,…

Tác dụng của giếng trời

- Tạo không gian thoáng đãng: giúp lưu thông không khí, gió trời tự nhiên cho căn nhà thêm thông thoáng, mát mẻ, dễ chịu.

- Giúp căn nhà lấy sáng tự nhiên

- Tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống: nếu được thiết kế một cách khoa học, hợp lý đây sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà.

- Theo phong thủy, giếng trời còn có giúp sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình được tốt hơn.

Tuy nhiên, do thiết kế sâu từ tầng mái đến tầng trệt nên giếng trời tạo hiệu ứng khuếch đại âm thanh, nhất là tại những không gian lớn. Bên cạnh đó, do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió nên đồ nội thất có khả năng bị ảnh hưởng, làm giảm tuổi thọ,.. Nếu không được xử lý đúng cách còn dễ gây tình trạng tạt nước khi mưa, khó thoát nước,…

Lưu ý khi thiết kế giếng trời

- Kích thước giếng trời: phụ thuộc vào diện tích căn nhà nhưng không nên nhỏ hơn 1m2, nhà càng cao thị giếng trời càng rộng.

Thông thường, diện tích giếng trời thường chiếm 10% diện tích xây dựng nhà ở. Nếu nhà hơn 100m2 mặt bằng xây dựng thì nên chừa độ thông thoáng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc hình dạng cũng như cao độ ngôi nhà để tạo diện tích trống tương ứng cho không khí lưu thông.

- Bố trí giếng trời hợp lý: Tùy thuộc vào nhu cầu và thực tế ngôi nhà để bạn bố trí giếng trời cho phù hợp. Bạn có thể lựa chọn giữa đặt giếng trời trong nhà, sau nhà và cuối nhà.

+ Phần sau của ngôi nhà luôn tối và bí, nên cần ưu tiên bố tri ánh sáng. Chiều lưu thông của gió có đường vào và ra. Chính lỗ thông thuỷ sẽ tạo lực hút để không khí đi từ những cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.

+ Giếng trời nằm trên khu vực cầu thang. Đây là nơi thích hợp nhất bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với nhà bếp.

+ Đối với những nhà ống có diện tích nhỏ thì giếng trời cần xem xét kích thước tránh ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, chiếm diện tích của ngôi nhà.

- Hệ thống thoát nước sàn: Thiết kế những hệ thống thoát nước sàn rất quan trọng đặc biệt là những giếng trời không có mái che vì thế cần phải tính toán kỹ lưỡng để tránh tình trạng gây ngập ứ nước trong nhà.

Hiện nay nhiều nhà tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn tiểu cảnh trong nhà vì thế cũng cần có những phương án xử lý nước kịp thời để cây xanh không bị chết.

Vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều có thể gây ra tình trạng ứ đọng nước từ đó khiến cho bề mặt sàn bị ầm và hư hỏng hoặc nước mưa sẽ bắn vào những khu vực xung quanh.

Bạn cần lưu ý điều này khi thiết kế giếng trời nhằm đảm bảo sự khô thoáng, tránh trường hợp ở trong nhà mà mưa ngập giống như ở ngoài trời.

- Độ phẳng tường của giếng trời: Thông thường nếu để phần tường thông phẳng sẽ tạo tiếng ồn, khi các tầng có người nói chuyện thì sẽ gây ra tiếng động lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự riêng tư của các thành viên trong nhà.

Do vậy, tại khu vực giếng trời, KTS luôn tạo những trang trí, hoặc điểm nhấn để khắc phục vấn đề này bằng việc sử dụng các loại đá, hoặc những loại giấy dán tường loại gồ gề, trang trí thêm cây xanh để hạn chế việc thông âm thanh giữa các tầng.

Khi thiết kế giếng trời bạn cần lưu ý điều này đảm bảo sự yên tĩnh, tránh được sự ồn áo làm mất đi tính riêng tư trong nhà ở cũng như đối với các nhà phố xung quanh.

- Biện pháp chống dột, chống mưa tạt qua giếng trời: Bạn cần lưu ý lợp mái lấy sáng hợp lý, sử dụng vật liệu mái bằng kính hoặc mái nhựa thông minh có khung sắt bảo vệ cho giếng trời. Nếu nhà quá chật hẹp có thể dùng kính hay nhựa trong suốt để tăng ánh sáng vào nhà. Hoặc có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách sử dụng vật liệu màu cho mái, vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

+ Khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời. Việc vừa bảo đảm thông gió vừa bảo đảm mưa không tạt vào rất cần sự thiết kế chỉnh chu và thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo tuổi thọ cho công trình. Bạn cũng cần lưu ý các khung thép để bảo vệ kẻ gian đột nhập vào trong nhà đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.

+ Nếu giếng trời không có mái che, thì đáy giếng phải tổ chức thoát nước thật tốt, và đáy giếng trời phải đủ rộng cũng như khu vực xung quanh phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) để nước mưa rớt xuống sàn đáy giếng trời không bắn vào những không gian sinh hoạt sạch sẽ

+ Nhiều gia đình tận dụng phần giếng trời để có thể trang trí trên tường nhiều cây xanh, hệ thống đèn trang trí vì thế khi xảy ra lỗi do hệ thống điện thì việc bảo trì, sữa chữa khá khó khăn vì thế cần phải lưu ý đến vấn đề này.

- Bảo trì giếng trời thường xuyên: Bạn vẫn cần bảo trì thường xuyên để giữ hiệu quả thẩm mỹ cho giếng trời. Đó là lý do khi làm giếng trời, bạn cần lưu ý đến không gian để dọn vệ sinh an toàn và dễ dàng cho bộ phận này. Thực tế cũng có một lớp phủ lên phần mái để các bụi bẩn khó bám vào hơn. Nhưng tốt nhất bạn nên lau chùi 6 tháng một lần hoặc cũng có thể chỉ xả nước lên là đủ.

Phương Vũ (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.