Lê Hữu Toàn là một vận động viên boxing chuyên nghiệp Sai Gon Sports Club. Anh đạt giải vô địch quốc gia ba năm liên tục, từ năm 2020-2022. Anh cũng là nhà vô địch boxing châu á WBA (Hiệp hội quyền anh thế giới) và đang đứng thứ 8 thế giới theo xếp hạng của WBA.
Lê Hữu Toàn hiện là một vận động viên boxing chuyên nghiệp.
Kiên định với ước mơ
Toàn cho biết căn nhà cũ của gia đình được xây dựng từ 30 năm trước đã xuống cấp rất nhiều, nên anh lên kế hoạch xây dựng lại. Trong chuyến đi xuyên Việt từ Cà Mau đến Hà Giang hồi cuối năm 2016, đầu năm 2017, Toàn nhìn thấy các ngôi nhà của đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng bằng đá rất đẹp. Toàn suy nghĩ sau này có tiền anh sẽ xây một ngôi nhà giống như vậy. Bởi ngôi nhà bằng đá sẽ rất mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và vô cùng vững chắc.
Năm 2021 khi dịch Covid-19 bùng phát, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội gần sáu tháng, Toàn không thể đi làm, nhưng bù lại thu nhập của anh không bị ảnh hưởng. Tận dụng cơ hội này, Toàn về quê bàn với gia đình chuyện xây nhà.
Loại đá chẻ mà Toàn sử dụng làm vật liệu xây nhà.
“Khi mình bàn với gia đình sẽ xây dựng ngôi nhà bằng đá ai cũng phản đối. Bởi trước giờ gia đình chưa thấy ai xây nhà bằng vật liệu này. Nhưng đây là ước mơ mình đã ấp ủ từ bốn năm trước nên mình muốn thực hiện nó. Mình thuyết phục và cho gia đình xem những tấm ảnh về các ngôi nhà bằng đá mình đã tham khảo. Cuối cùng gia đình mình cũng đồng ý”, Toàn chia sẻ.
Bước đầu tiên là tìm kiếm vật liệu và đơn vị thi công. Để tìm được đá chẻ, anh đã vượt hơn 50km đến một huyện khác. Bên cạnh đó, quá trình tìm thợ xây cũng gặp chút khó khăn, vì nơi anh ở chưa có ai xây nhà bằng loại đá này bao giờ.
Chia sẻ về chi phí xây dựng, Toàn cho biết ngoài số tiền để dành được từ kinh doanh quán cà phê trước dịch, tiền của anh em trong nhà và tiền riêng của anh, anh phải vay thêm ngân hàng.
Mỗi viên đá nặng trung bình 15kg nên việc vận chuyển rất khó khăn.
Muôn vàn khó khăn
Có chi phí, nguyên liệu, Toàn cùng thợ xây bắt tay vào xây dựng ngôi nhà. Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu xuất hiện. Thứ nhất, chi phí vận chuyển đá khá cao. Mỗi lần chỉ chở được 500 viên và di chuyển quãng đường 50km. Toàn cho biết trung bình một viên có giá 4.800 đồng, nhưng tiền vận chuyển là 2.000 đồng/viên.
Khó khăn thứ hai, mỗi viên đá có trọng lượng rất nặng, viên nhỏ nhất cũng đã 15kg và viên to nhất nặng đến 40kg, nên thợ xây phải rất vất vả để vận chuyển. Hơn nữa, vì đá nặng buộc thợ phải đào móng thật sâu để chắc chắn. Phải mất một ngày với nhân công là 40 người mới hoàn thiện xong phần móng. Thêm vào đó, khi đưa đá lên cao dùng ròng rọc cũng chỉ đưa được từng viên một, nên mất rất nhiều thời gian.
“Khi móng làm xong và đổ giằng móng phải đổ đất lấp nền bằng đất sỏi pha đất sét, nên gặp trời mưa đất sét dính và lún sâu khiến việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn”, Toàn cho hay.
Nhà sau khi hoàn thiện.
Bảng chi phí xây dựng căn nhà: Đá chẻ: 50 triệu đồng Vận chuyển đá: 20 triệu đồng Công thợ: 120 triệu đồng Cửa: 80 triệu đồng Tôn và sắt: 80 triệu đồng Xi măng: 60 triệu đồng Cát: 16 triệu đồng Hệ thống điện nước: 20 triệu đồng Tiền phát sinh: 50 triệu đồng Tổng chi phí: khoảng 500 triệu đồng |
Đến giai đoạn xây tường, vì đá không đồng đều nên phải đập và đẽo lại để dễ xây dựng hơn, nhưng lại chỉ xây dựng thẳng được một mặt. Toàn đã hỏi thợ xây mặt ngoài hay mặt trong sẽ dễ hơn, thợ xây cho rằng xây mặt ngoài sẽ dễ hơn và đẹp hơn nên mặt trong căn nhà không tránh được chỗ lồi, chỗ lõm.
Thêm một khó khăn nữa là vì xây bằng đá nên rất tốn xi măng, tổng số lượng xi măng cho đến khi hoàn thiện nhà vào khoảng 30 tấn. Ngoài ra, trong quá tình xây dựng, dịch bùng phát mạnh nhà phải dừng thi công mất một tháng.
Khó khăn như vậy, nhưng khi hỏi Toàn có lúc nào muốn bỏ cuộc và hối hận về quyết định của mình không, chàng trai 9X chia sẻ: “Vì đây là ước mơ của mình nên dù có khó khăn đến mấy mình cũng không bỏ cuộc. Trong quá trình xây dựng, nhiều người buông lời dị nghị, dè bỉu với số tiền đó xây ngôi nhà khang trang không tốt hơn sao. Mình không quan tâm, có thể họ đúng nhưng ngôi nhà bình thường không có gì độc đáo và bền vững như bằng đá. Giờ căn nhà đã hoàn thiện, mình đang lên kế hoạch làm hàng rào hoa và mua sắm thêm nội thất để phù hợp với căn nhà hơn”.
Chi phí vượt dự tính
Tiết lộ về chi phí xây nhà, Toàn cho biết giá xây dựng bị đội lên hơn 100 triệu đồng so với dự tính ban đầu, vì nhiều vấn đề phát sinh. Căn nhà rộng hơn 80m2, cao hơn 3 mét, bao gồm 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 nhà bếp, 1 gác lửng.
-
Thăm ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á - chùa Một Cột
Chùa Một Cột - một trong những biểu tượng của thủ đô với kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.
-
Nhà chống lũ độc đáo tại Đà Nẵng khiến báo Mỹ ngỡ ngàng
Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất rộng 257m2 tại một vùng quê yên ả xung quanh là cánh đồng bát ngát cách xa trung tâm thành phố Đà Nẵng.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Đắk Lắk từ 1/11/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định 41/2024, quy định hạn mức một số loại đất; giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993; điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉ...
-
Ngân hàng OCB rao bán lô đất 1.400m2 ở Đắk Lắk, giá chỉ 60 triệu đồng
Trong mục rao bán bất động sản trên nền tảng Unlock Dream Home, Ngân hàng OCB hiện đang thanh lý nhiều lô đất ở tỉnh Đắk Lắk với mức giá chỉ từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Diện tích các lô đất từ 100m2 đế n1.000m2, hơn 10.000m2....
-
Sớm điều chỉnh quy hoạch sân bay quan trọng của khu vực Tây Nguyên
Việc điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết nhằm nâng công suất khai thác, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa ngày càng tăng của khu vực....