Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,25 tỷ USD, tăng 20,8%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 112,56 tỷ USD, tăng 14,8%, chiếm 73,7%.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như điện thoại và linh kiện 24,8 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 21,9 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 17,1 tỷ USD; dệt may 14,9 tỷ USD,...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 53,36 tỷ USD, tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98,93 tỷ USD, tăng 14,9%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn như điện tử, máy tính linh kiện 36 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 18,1 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 9 tỷ USD; sắt thép 5,4 tỷ USD,...
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49,6 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 27,1 tỷ USD, tăng 15,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,9 tỷ USD, tăng 46,6%; nhập siêu từ ASEAN 6,5 tỷ USD, tăng 6,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 742 triệu USD, tăng 18,2%.
-
Nửa đầu tháng 5/2022: Cán cân thương mại thâm hụt 2,7 tỷ USD
Trong nửa đầu tháng 5 (1 - 15/5), tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta đath 28,34 tỷ USD, giảm 15,6% so với nửa cuối tháng trước. Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ thâm hụt 2,7 tỷ USD, theo số lượng của Tổng cục Hải quan.








-
Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách ...
-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.