Viện Sắt thép Mỹ (AISI) báo cáo rằng các đơn xin giấy phép nhập khẩu thép trong tháng 3/2022 đạt tổng cộng 3,078 triệu tấn. Các số liệu, dựa trên Giám sát và Phân tích Nhập khẩu Thép (SIMA) của Bộ Thương mại Mỹ, cho thấy mức tăng 32% so với số tấn giấy phép là 2,333 triệu tấn được ghi nhận trong tháng trước đó.
Trong đó, tổng sản lượng nhập khẩu thép thành phẩm trong tháng 3 đạt 2,578 triệu tấn, tăng 40,2%, so với tổng lượng nhập khẩu cuối cùng là 1,840 triệu tấn ròng trong tháng 02/2022. AISI cho biết thị phần nhập khẩu thép thành phẩm ước tính đạt 27% trong tháng.
Sản lượng xuất khẩu thép Việt Nam vào Mỹ trong tháng 3/2022 tăng 137% so với tháng trước đó
Tính chung trong 3 tháng đầu năm nay, tổng lượng thép thành phẩm đạt 8,471 triệu tấn, thép nhập khẩu đạt tổng cộng 6,697 triệu tấn, lần lượt tăng 27,8% và 50,1% so với cùng kỳ năm 2021
Được biết, trong tháng 3/2022, các đơn xin giấy phép nhập khẩu thép vào Mỹ lớn nhất là Canada với 591.000 tấn, tăng 26% so với cuối tháng 2; Mexico đạt 514.000 tấn, tăng 15%; Hàn Quốc đạt 337.000 tấn, tăng 55%; Brazil đạt 306.000 tấn, tăng 16% và Việt Nam đạt 170.000 tấn, tăng 137%.
Cụ thể, sản lượng nhập khẩu trong tháng 3 đối với các sản phẩm ống tiêu chuẩn, tăng 89%; thép cuộn tăng 79%; ống kết cấu và ống tăng 67%; thép tấm cán nóng tăng 62% so với tháng 2/2022. Đáng chú ý, các sản phẩm có mức tăng đáng kể từ đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 bao gồm thép cuộn, tăng 145%; thép tấm cán nguội tăng 89%; ống tiêu chuẩn tăng 67 % và tấm và dải mạ kẽm nhúng nóng tăng 57%.
Trước đó, trong báo cáo triển vọng ngành thép năm 2022, công ty chứng khoán Mirae Asset cho rằng, việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng ở Châu Âu sẽ giúp các công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường Châu Âu và Mỹ.
-
Việt Nam giảm 65% sản lượng nhập khẩu thép phế liệu Nhật Bản
Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 815.300 tấn. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản với khoảng 149.100 tấn, giảm 65% so với cùng kỳ.








-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.