Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép trong tháng 10 vừa qua tiếp tục giảm khiến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trong 10 tháng của năm nay giảm mạnh theo.
Sau 10 tháng, sản lượng xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc chỉ bằng gần 4% so với 1,53 triệu tấn của cùng kỳ năm 2021
Cụ thể, lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 10/2022 ở mức 532.000 tấn, với trị giá 434 triệu USD, giảm 0,2% về lượng và tăng nhẹ 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 6,99 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá 6,95 tỷ USD, giảm 37% về lượng (tương ứng giảm 4,1 triệu tấn) và giảm 28,3% (tương ứng giảm tới 2,74 tỷ USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu của mặt hàng này sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm mạnh. Cụ thể, hết tháng 10, xuất khẩu sắt thép sang thị trường này chỉ đạt 96,5 nghìn tấn với trị giá 95 triệu USD, giảm tới 96% về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang nước láng giềng đã giảm hơn 1 USD, còn sản lượng giảm gần 1,45 triệu tấn. Với kết quả này, Trung Quốc chẳng những không còn là thị trường lớn nhất của mảng xuất khẩu sắt thép mà còn ra khỏi nhóm tốp 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường lớn khác là EU và Mỹ trong 10 tháng qua cũng có nhiều biến động và liên tiếp giảm mạnh trong thời gian gần đây.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, cùng thời gian trên xuất khẩu sắt thép vào Mỹ là 539.000 tấn, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái còn thị trường EU đạt 1,35 triệu tấn, giảm 12%.
Trong khi đó, xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á đạt 2,95 triệu tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia dự báo, thị trường thép trong nước quý 4/2022 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành thép.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 khá ổn định, các cân đối vĩ mô đưa ra triển vọng, lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành, đặc biệt ngành thép trong nước đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức có khả năng kéo dài đến quý 2/2023.
-
Tồn kho còn nhiều, ngành thép vẫn tiếp tục nhập siêu hàng tỉ USD
Trong bối cảnh nhu cầu suy yếu, tiêu thụ khó khăn, hàng tồn kho còn nhiều, Việt Nam vẫn tiếp tục chi hàng tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thép và nguyên liệu.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.