Theo đó, xét kiến nghị của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn dự án Cảng hàng không Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát và có ý kiến về nội dung tiếp thu, giải trình của UBND tỉnh Bình Thuận trên cơ sở yêu cầu của Hội đồng thẩm định liên ngành tại Báo cáo kết quả thẩm định (số 4823/BC-HĐTĐLN ngày 20/6/2024); tham mưu Thủ tướng Chính phủ về các kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là việc khai thác, sử dụng tài sản dùng chung do Bộ Quốc phòng đầu tư, quản lý và việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo đảm đúng nội dung thẩm định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2024.
Phối cảnh Cảng Hàng không Phan Thiết.
Sân bay Phan Thiết kết hợp quân sự và dân dụng được Bộ Giao thông vận tải quy hoạch năm 2013 với diện tích 543 ha, xây dựng tại xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết. Bộ Quốc phòng có thẩm quyền đối với hạng mục quân sự, còn hạng mục hàng không dân dụng do UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì.
Thời gian qua, Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện các hạng mục đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay... theo đúng kế hoạch đề ra. Riêng hạng mục hàng không dân dụng theo hợp đồng BOT thì chủ đầu tư là Công ty CP Rạng Đông cũng tổ chức thi công một số hạng mục.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, để đảm bảo sự phát triển lâu dài, khai thác các đường bay quốc tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác của sân bay, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, UBND tỉnh Bình Thuận và Bộ Quốc phòng đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương nâng cấp sân bay từ cấp 4C lên cấp 4E.
Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Phan Thiết giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Sân bay Phan Thiết được quy hoạch là cảng hàng không quốc nội cấp 4E với vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, với 1 đường cất hạ cánh dài 3.050 m, nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Do dự án điều chỉnh làm thay đổi quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư so với dự án đầu tư được duyệt và ý kiến của Hội đồng thẩm định nên cần xem xét lại việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy mô mới và theo quy định hiện hành.
-
Cập nhật tiến độ sân bay Phan Thiết và loạt dự án hạ tầng quan trọng ở Bình Thuận
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận vừa thông tin về tiến độ triển khai loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng trong năm 2024. Trong đó, có hạng mục dân dụng cảng hàng không Phan Thiết.
-
Bình Thuận ‘lệnh’ đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
-
Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian muốn đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô 300 ha tại Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian để nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Thuận....
-
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Cú hích đột phá cho bất động sản du lịch Bình Thuận
Hơn cả vai trò một tuyến đường huyết mạch, sự hình thành cao tốc còn đóng vai trò như một “bệ phóng” phát triển kinh tế Bình Thuận, chuyển mình từ một tỉnh ven biển nông nghiệp sang một trung tâm kinh tế - du lịch....