Sáng ngày 31/8/022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Bình Thuận về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Tuấn Phong – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, sau 30 năm tái lập tỉnh, vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận luôn đoàn kết, quyết tâm, chung sức xây dựng và phát triển tỉnh nhà một cách khá toàn diện trên tất cả các mặt, tạo nền tảng vững chắc để Bình Thuận bứt phá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc
Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2021 tăng 2,77%; 6 tháng đầu năm 2022 (GRDP) tăng 6,44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư.
Du lịch Bình Thuận phát triển nhanh, nhất là từ sau sự kiện nhật thực toàn phần vào ngày 24/10/1995. Du lịch Bình Thuận nói chung và Khu du lịch quốc gia Mũi Né nói riêng ngày càng nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu; từng bước trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã chỉ ra những tiềm năng, lợi thế, cũng như những khó khăn thách thức và những tồn tại hạn chế.
Đồng thời, kiến nghị đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối liên vùng như nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, đường ĐT.711. Xem xét, cho phép tỉnh lập Đề án thành lập Khu công nghệ cao và Khu kinh tế ven biển,…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Thuận đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, góp phần tích cực vào kết quả chung của cả nước.
Thủ tướng cho rằng Bình Thuận đã biết tận dụng các tiềm năng, biến khó khăn thành lợi thế, biến thách thức thành cơ hội, lấy phát triển du lịch và công nghiệp năng lượng làm đột phá, xây dựng hệ thống thủy lợi bảo đảm nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân làm nền tảng.
Nhờ đó, Bình Thuận đã có sự phát triển vượt bậc, từng bước rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm các tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng chính phủ yêu cầu tỉnh cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh trong sạch, vững mạnh, tiên phong đổi mới và phát triển. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên, không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Triển khai hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 38/NQ-CP. Quyết liệt triển khai chiến lược tiêm vaccine và không lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Quyết liệt chỉ đạo việc đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế theo quy định để bảo đảm việc khám chữa bệnh cho nhân dân trên tinh thần sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh đẩy nhanh tiến độ lập và trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; 3 “trụ cột” kinh tế của Tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh đẩy nhanh tiến độ lập và trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó lưu ý quy hoạch phát triển năng lượng theo hướng xanh, sạch, hiệu quả; quy hoạch mở rộng, phát triển thành phố Phan Thiết,...
Bình Thuận cần tập trung mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng.
Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ xây dựng sân bay Phan Thiết và cảng biển đón khách để mở cửa bầu trời, mở cửa vùng biển, mở ra không gian phát triển mới.
Thủ tướng nhắc lại yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch để xây dựng nhà ga sân bay Phan Thiết, hoàn thành sân bay trong thời gian sớm nhất, bảo đảm chất lượng.
-
Bình Thuận khởi công khu công nghiệp hơn 1.000ha
Dự án khu công nghiệp Sơn Mỹ I có diện tích hơn 1.000ha thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân vừa được khởi công xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật vào năm 2025.
-
Chi tiết tuyến đường ven biển hơn 9.600 tỷ được đề xuất đầu tư ở TP. Phan Thiết
Tuyến đường ven biển qua TP. Phan Thiết được đề xuất đầu tư có chiều dài khoảng 14,6km, tổng vốn đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng. Dự án sau khi hoàn thành giúp kết nối giao thông khu vực nội thành, các khu du lịch, thu hút đầu tư....
-
Cập nhật tiến độ dự án khu đô thị hơn 11.000 tỷ đồng tại tỉnh Bình Thuận
Ông Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận vừa chủ trì buổi làm việc với các đơn vị có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bàn giao hồ sơ, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới ...
-
Bình Thuận duyệt đầu tư tuyến đường hơn 680 tỷ nối quốc lộ với loạt khu công nghiệp
Tuyến đường dài 24km nối quốc lộ 1 đến khu công nghiệp Sơn Mỹ sẽ được đầu tư với kinh phí hơn 682 tỷ đồng.