Cà phê Hội Quán Văn Nghệ được xây dựng kiên cố và nằm ngay trong khuôn viên TTVH tỉnh Ninh Thuận.
Biến tướng thành các quán nước giải khát
Hiện nay, Trung tâm văn hóa (TTVH) tỉnh Ninh Thuận bị “bao vây” bởi các quán cà phê, nước giải khát. Trước cổng và nằm kề bên bảng hiệu của TTVH là bảng hiệu của quán cà phê Hội Quán Văn Nghệ được xây dựng kiên cố từ lâu và tấp nập xe máy, xe ôtô ra vào đậu trong TTVH để uống cà phê; quán này cũng mới chỉnh trang, xây dựng thêm một phần hạng mục.
Cạnh đó, có thêm 3 quán cà phê “cóc” nằm trong khuôn viên trung tâm, cũng tương tự như cảnh tượng cà phê Hội Quán Văn Nghệ, tràn lan người ra vào, xe máy. Bàn, ghế được xếp đặt ngổn ngang trong khuôn viên TTVH để khách ngồi uống nước.
Quán cà phê Cây Si nằm trong TTVH tỉnh Ninh Thuận.
“Quán cà phê Cây Si đã "có mặt" rất lâu trong trung tâm, bởi có một người đang làm việc tại trung tâm nên mới được ưu tiên cho thuê lại mặt bằng để kinh doanh dịch vụ cà phê, nước giải khát” - ngồi uống nước giải khát, tại quán cà phê Cây Si trong TTVH tỉnh, một nhân viên nữ tại đây cho biết.
Ngoài ra, theo tìm hiểu, trước đó trong khuôn viên TTVH tỉnh đã cho tư nhân chuyên bán cây cảnh thuê lại mặt bằng để trưng bày và bán sản phẩm , tuy nhiên, do “ế khách” nên đã hủy hợp đồng và di chuyển đi bán nơi khác.
Cho thuê mặt bằng để lấy kinh phí hoạt động
Việc các quán cà phê hoạt động trong Trung tâm đã làm người dân rất bức xúc. “Khi đến Trung tâm, tôi thấy rất bát nháo và ồn ào, bởi, không gian trong khuôn viên của TTVH bị thu hẹp lại và các hoạt động văn hóa thật sự chưa đúng nghĩa” - một số người dân tại TP.Phan Rang-Tháp Chàm chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc TTVH tỉnh Ninh Thuận Đinh Xuân Hương thừa nhận: Hiện nay, đơn vị đã ký hợp đồng kinh doanh với 4 quán cà phê. Trước đây, những quán cà phê, nước giải khát đã được các giám đốc tiền nhiệm ký hợp đồng cho thuê mặt bằng để kinh doanh trong khuôn viên TTVH tỉnh. Năm 2016, khi nhận quyết định chuyển công tác về đảm nhiệm chức danh giám đốc TTVH, tôi tiếp tục ký hợp đồng kinh doanh với các quán cà phê, nước giải khát này.
Một tư nhân chuyên bán cây cảnh thuê lại mặt bằng trong TTVH Ninh Thuận để trưng bày và bán sản phẩm.
“Cụ thể, Trung tâm đã ký hợp đồng theo tháng với 3 quán cà phê “cóc”, trong đó dịch vụ cà phê đọc báo do bà Lê Thị Thu (đại diện ký hợp đồng) với mức giá là 3 triệu đồng đồng/tháng; dịch vụ cà phê giải khát do bà Nguyễn Thị Mỹ Lanh làm chủ quán, với mức giá 2,5 triệu đồng/tháng; dịch vụ giải khát do bà Nguyễn Thị Ái Liên làm chủ quán với mức giá là 2,5 triệu đồng/tháng; riêng quán cà phê Văn Nghệ được ký hợp đồng 5 năm, với mức giá trên 100 triệu đồng/năm” - ông Hương cho biết.
Theo cam kết, các quán cà phê chỉ được hoạt động vào buổi sáng, riêng cà phê Hội Quán Văn Nghệ hoạt động cả ngày. Cũng theo ông Hương, hiện nay TTVH tỉnh đang là đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước và phải tự chủ nguồn kinh phí hoạt động 22%. Để có kinh phí chi cho các hoạt động chuyên môn về văn hóa, văn phòng phẩm, điện, nước…, buộc đơn vị phải ký hợp đồng cho thuê mặt bằng ngay trong Trung tâm.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Ninh Thuận từ 2024
Từ ngày 31/10/2024, quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ áp dụng theo Quyết định 84/2024/QĐ-UBND....
-
Tỉnh miền Trung sắp đầu tư loạt khu đô thị nghìn tỷ
Ngày 15/11 tới đây, tỉnh này sẽ tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh nhằm giới thiệu tiềm năng, môi trường đầu tư và các dự án kêu gọi đầu tư tới cộng đồng doanh nghiệp tại Khách sạn Continental Sài Gòn, TP.HCM....
-
Bộ Công Thương thông tin về việc tại khởi động dự án điện hạt nhân
Phát triển điện hạt nhân là xu hướng tất yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, chuyển dịch năng lượng xanh, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu để phát triển điện hạt nhân đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, nguồn tài chính và đặc biệt là yế...