Cầu Mã Đà rút ngắn thời gian từ Bình Phước về sân bay quốc tế Long Thành chỉ còn 60 phút
Ngày 5/1 vừa qua, cảng hàng không quốc tế Long Thành đã chính thức được khởi công, đây là dự án quan trọng cấp quốc gia, nằm trong top 16 dự án được mong chờ nhất thế giới. Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) là dự án có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Hiện tại người dân phải qua sông Mã Đà bằng ròng rọc.
Trước diễn biến đó, UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT xem xét các dự án có tính liên kết vùng, trong đó nổi bật là dự án tái xây dựng cầu Mã Đà nối Bình Phước và Đồng Nai.
Cầu Mã Đà được quy hoạch giai đoạn 1 rộng 11 m, có chiều dài hơn 90 m với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Đây là dự án nằm trong kế hoạch mở rộng tuyến đường ĐT753 dài 29,5 km với tổng ngân sách đầu tư gần 174 tỷ đồng, kết nối ngã ba Cây Điệp (thị xã Đồng Xoài) qua sông Mã Đà (thuộc đường ĐT753, huyện Đồng Phú) đến đường ĐT761 (tỉnh Đồng Nai). Theo đó, kế hoạch này sẽ giúp Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên dễ dàng di chuyển về sân bay Long Thành mà không phải đi vòng theo các tuyến đường bộ qua địa bàn của tỉnh Bình Dương và một phần của TPHCM.
Cầu Mã Đà - tuyến giao thông huyết mạch kết nối Bình Phước và sân bay Long Thành.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, với vị trí chiến lược, cầu Mã Đà khi đi vào hoạt động sẽ giúp Bình Phước rút ngắn khoảng cách tới Sân bay Long Thành chỉ còn 60 km, mất khoảng 60 phút di chuyển. Bên cạnh đó, khi có cầu Mã Đà, tuyến đường từ Cảng Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo quốc lộ 51, tỉnh lộ 767, 761, 753, quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, rẽ sang quốc lộ 13 qua Campuchia ra vịnh Thái Lan; Trung chuyển hàng hóa của khu vực Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, phục vụ việc hội nhập, giao thương kinh tế quốc tế. Khi đó, tỉnh Bình Phước sẽ thuận lợi hơn trong xuất - nhập khẩu hàng hóa.
Nước đi táo bạo của Bình Phước: Kết nối hạ tầng đồng bộ, tăng tốc phát triển kinh tế
Đứng trước cơ hội phát triển, Bình Phước chủ trương đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, "mở cửa" tạo điều kiện kết nối giao thương với các tỉnh lân cận và vươn ra các nước trong khu vực.
Sau thành công của tuyến cao tốc Bình Dương - Đồng Phú, "trục xương sống" kết nối giao thương giữa Bình Phước - Bình Dương và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực, hai tỉnh này sẽ tiếp tục đồng hành trong những chiến lược hạ tầng lớn hơn. Cụ thể, ngày 12/3 vừa qua, lãnh đạo hai tỉnh đã ký kết hợp tác triển khai dự án cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có chiều dài 70 km với kinh phí dự kiến lên đến 36 nghìn tỷ đồng.
Hạ tầng giao thông thuận lợi là đòn bẩy phát triển kinh tế Bình Phước.
Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đang gấp rút quy hoạch và đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông như: tuyến Bình Phước - Tân Vạn qua cảng biển Thị Vải - Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; đường cao tốc TPHCM - Chơn Thành - Ðắk Nông; đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; Quốc lộ 14C kết nối Ðắk Nông - Bình Phước - Tây Ninh - Long An và tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (cao tốc TP Hồ Chí Minh) dài khoảng 212 km.
Xem thêm: Tin tức bđs bình phước mới nhất
Mặt khác, tỉnh cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư bổ sung tuyến cao tốc từ TPHCM - Chơn Thành - Hoa Lư nhằm tạo điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội giữa các tỉnh trong vùng, đồng thời kết nối với các nước Campuchia - Lào - Myanmar.
Nắm bắt thời cơ để bứt phá
Không chỉ chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, Bình Phước còn nắm bắt cơ hội đầu tư công nghiệp và bất động sản, trở thành điểm sáng thu hút hơn 3 tỷ USD nguồn vốn FDI, riêng quý I năm nay tăng 671.8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có hàng trăm dự án công nghiệp và bất động sản tỷ đô như: Khu công nghiệp của Becamex tại Chơn Thành 4600 ha và Đồng Phú 6300 ha, mở rộng KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú rộng 1.500 ha, dự án khai thác khoáng sản đá xây dựng tại xã Tam Lập, huyện Đồng Phú; dự án khu dân cư Đại Nam tại Chơn Thành; …. Cùng với hàng loạt sự góp mặt của các "ông lớn" trong và ngoài nước như: Vingroup, FLC, HUD, Đất xanh, Cát Tường….
Hiện tại, loạt dự án hạ tầng trọng điểm sẽ được tập trung triển khai xây dựng tại huyện Đồng Phú với mục tiêu đẩy nhanh tiến trình phát triển, từng bước đưa tỉnh Bình Phước trở thành trung tâm kinh tế chiến lược vùng Đông Nam Bộ nói riêng và vùng kinh tế phía Nam nói chung.
-
Đề xuất giao Bình Phước là cơ quan thẩm quyền thực hiện cao tốc 36.000 tỉ đồng
CafeLand – UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng vốn đầu tư 36.000 tỉ đồng.
-
Chi tiết khung giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư không bằng vốn đầu tư công tại Bình Phước
Ngày 07/11/2024, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định 40/2024/QĐ-UBND quy định hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023; khung giá thuê nhà ở xã hội được đầu ...
-
Bắt giám đốc công ty bất động sản tự ý phân lô, bán dự án khi chưa đủ điều kiện
Dự án khu nhà ở tại Bình Phước chỉ mới được duyệt chủ trương đầu tư, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa xin phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã tự ý phân lô rao bán, thậm chí xây nhà trái phép....
-
Quy định mới về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Bình Phước từ ngày 29/10/2024
Quyết định số 30/2024/QĐ/UBND ngày 15-10 của UBND tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh....