Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng này đã tăng 2,86%.
“Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là nhữngnguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng”, Tổng cục Thống kê cho biết.
Việc tăng giá xăng dầu, lương thực, hàng hóa thiết yếu tăng giá là nguyên nhân chủ yếu khiến CPI tháng 5 tăng
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá.
Cụ thể, trong tháng 5, các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu tăng lần lượt 5,93% và 3,99% khiến CPI của nhóm giao thông tăng cao nhất với 2,34%.
Nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,74% do nhu cầu đi lại, nghỉ dưỡng của người dân quay trở lại. Nhóm đồ uống, thuốc lá hay các mặt hàng lương thực cũng có sự điều chỉnh về giá do nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng...
Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 1,1%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%),điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Giá vàng trong nước tháng 5 cũng biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/5, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.845 USD/ounce, giảm 4,6% so với tháng 4/2022do đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5/2022giảm 0,52% so với tháng trước; tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 6,48%.
-
Giá vật liệu xây dựng leo thang đẩy CPI tháng 4 tăng
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.