Ngày 2/12/2021, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký Quyết định số 3539/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 29-KL/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy (khóa XXII, Hội nghị lần thứ 3) về thực hiện ba nhiệm vụ đột phá chiến lược giai đoạn 2021 – 2025.
Đường du lịch ven biển đoạn qua thị xã Điện Bàn, kết nối từ Đà Nẵng vào đến Hội An
Theo đó, về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị, Quảng Nam định hướng trong giai đoạn 5 năm đến, phấn đấu huy động hơn 220 nghìn tỷ đồng đầu tư toàn xã hội. Trong đó, vốn đầu tư ngoài nhà nước khoảng 80%, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 20%.
Quảng Nam cũng sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thành dứt điểm các công trình trọng điểm đang triển khai để đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách. Nhất là dự án hệ thống đường ven biển, đường nối giữa đường ven biển với đường quốc lộ và đường cao tốc; các dự án đường đến vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, Quảng Nam sẽ khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có chất lượng cao, các quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch trung hạn và hằng năm có tầm nhìn, gắn với tình hình thực tiễn tại mỗi ngành, địa phương.
Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị, khu công nghiệp để sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư mới.
Địa phương cũng sẽ huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế vùng Đông theo hướng dịch vụ du lịch - công nghiệp - kinh tế biển - nông nghiệp công nghệ cao.
Tập trung phát triển vùng Đông nhằm thu hút các dự án trọng điểm, chiến lược quốc gia, làm động lực để lan tỏa thúc đẩy phát triển cho cả tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Quảng Nam đang đẩy nhanh tiến độ nạo vét sông Cổ Cò, xây dựng các công trình cầu vượt sông và phát triển đô thị dọc hai bên sông
Tập trung triển khai các dự án nạo vét sông cổ Cò, Trường Giang; xây dựng các công trình cầu vượt sông, cầu vượt đường sắt, cầu vượt Quốc lộ 1A. Phát triển hệ thống cảng biển và sân bay Chu Lai, hạ tầng các khu công nghiệp gắn với nhóm dự án về dịch vụ vận tải, hậu cần cảng và logistics nhằm thu hút các dự án quy mô lớn, trọng điểm, chiến lược để thúc đẩy phát triển, phù hợp với định hướng phát triển không gian xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai thời gian đến.
Về phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Nam sẽ tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tập trung cho công tác lập quy hoạch và thiết kế đô thị, đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược và các dịch vụ thiết yếu; tích cực vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn trong các doanh nghiệp và trong Nhân dân để đầu tư phát triển đô thị đạt các tiêu chí theo quy hoạch, cùng với nâng cao chất lượng các đô thị hiện có; mở rộng không gian phát triển đô thị ở những nơi có điều kiện, nhất là đô thị tỉnh lỵ.
Chưa hết, địa phương này còn phấn đấu xây dựng thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2025; từng bước xây dựng đô thị sinh thái, thông minh và đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030,…
Đối với khu vực phía Đông, Quảng Nam sẽ tập trung phát triển đô thị Hội An thành đô thị đặc thù tương đương tiêu chí đô thị loại II. Phát triển thị xã Điện Bàn thành đô thị loại III, hướng đến là thành phố trực thuộc tỉnh giai đoạn 2025 - 2030; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV cho Ái Nghĩa.
Cùng với đó là hình thành 3 đô thị mới (Duy Hải - Duy Nghĩa, Bình Minh và Bình Hải) là đô thị loại V và từng bước kết nối hình thành chuỗi đô thị Nam Hội An đạt các tiêu chí đô thị loại IV theo hướng đô thị du lịch, dịch vụ cấp vùng; xây dựng Duy Xuyên hướng đến là thị xã vào năm 2030.
Đối với Cụm động lực số 3, sẽ hình thành chuỗi đô thị phía Nam gồm Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành, lấy Tam Kỳ làm trung tâm, định hướng xây dựng đô thị loại I trực thuộc tỉnh,…
Bên cạnh vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã xác định rõ chương trình hành động đối với vấn đề chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện môi trường đầu tư và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
-
Giá đất năm 2022 tại Quảng Nam được điều chỉnh theo hướng nào?
Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022 sẽ theo hướng hệ số (k) = 1. Riêng đối với thành phố Hội An, do có tính đặc thù thì giá đất không vượt khung tối đa theo quy định của Chính phủ và hệ số (k) > 1.
-
Kiểm tra việc huy động vốn tại một dự án bất động sản trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Ông Trần Nam Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 9476/UBND-KTN chỉ đạo kiểm tra việc huy động vốn tại dự án Khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn....
-
Kết luận của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về các dự án bất động sản của Công ty Bách Đạt An
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết việc bắt giữ bà Hoàng Thị Kim Châu, nguyên lãnh đạo Công ty Bách Đạt An được các cơ quan tố tụng thực hiện theo quy định.
-
Quảng Nam xin ý kiến Bộ Xây dựng về đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Bắc Chu Lai hơn 700 ha
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 9374/UBND-KTN về việc lấy ý kiến Bộ Xây dựng về hồ sơ đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam....