Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.
Lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.Ảnh: VGP
Theo Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 Vĩnh Phúc phải hoàn thành 28.300 căn hộ.
Dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên-giai đoạn 1 có quy mô lớn với 38 tòa nhà, hơn 5.300 căn hộ, tổng diện tích sàn gần 190.000 m2 trên diện tích đất 17 ha, tổng vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành toàn bộ trước năm 2030. Chủ đầu tư là Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC).
Theo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong, Vĩnh Phúc đã có thay đổi mạnh mẽ về tư duy, cách làm phát triển nhà ở xã hội; theo đó, phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại, chứ không phải không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.
Hiện tỉnh có 17 khu công nghiệp, trong đó có 9 khu công nghiệp đã hoạt động với tỷ lệ lấp đầy cao, có trên 260.000 lao động thường xuyên, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn.
Đầu năm 2025, tỉnh đã khởi công 1 dự án và theo kế hoạch năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án/công trình nhà ở xã hội với quy mô 2.190 căn. Dự kiến từ nay tới hết tháng 8, mỗi tháng tỉnh sẽ khởi công một dự án. Tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu Thủ tướng giao trước 1 năm so với kế hoạch.
Riêng với dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên-giai đoạn 1, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc yêu cầu phải nhanh hơn, chất lượng hơn, ưu đãi hơn và minh bạch hơn.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhà ở xã hội được ưu tiên trong quy hoạch, bố trí quỹ đất; ưu tiên về tiền sử dụng đất, về tài chính, nguồn vốn; ưu tiên xây dựng hạ tầng đồng bộ; có khống chế về giá, quy định lợi nhuận trong một giới hạn nhất định; nên phải bảo đảm chất lượng công trình, nhà ở.
Không vì những ưu tiên này mà hạ thấp giá trị, chất lượng nhà ở nhà ở xã hội, các cấp chính quyền phải nhận thức rõ, quán triệt điều này trong thực hiện đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các địa phương phải có chủ trương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị 34 của Ban Bí thư, Đề án của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, triển khai các dự án nhà ở xã hội nhanh, bảo đảm chất lượng, hạ tầng, môi trường và quản trị.
Thủ tướng nhấn mạnh phương châm "3 có 2 không" trong phát triển nhà ở xã hội, trong đó "3 có" gồm có lợi cho Nhà nước, có lợi cho người dân, có lợi cho doanh nghiệp, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; "2 không" là không có động cơ cá nhân, tham nhũng, tiêu cực và không để thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, của nhân dân, tài nguyên của đất nước.
Yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để phòng chống lừa đảo trong phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng mong Vĩnh Phúc tiếp tục tiên phong phát triển đô thị sáng, xanh, sạch, đẹp, phát triển nhà ở xã hội vì tỉnh vừa có điều kiện, vừa đông công nhân. Phát triển hài hòa giữa nhà ở xã hội và nhà ở thương mại, nhưng ưu tiên cho nhà ở xã hội, Thủ tướng lưu ý.
-
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc vừa trình UBND tỉnh đề xuất phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tam Dương đến năm 2030, với tầm nhìn phát triển mạnh mẽ đến năm 2050.
-
“Gã khổng lồ” 200 tỷ USD vốn hoá muốn biến Vĩnh Phúc thành cứ điểm sản xuất mới
Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, đã có buổi làm việc quan trọng với ông Yoo Jin-Han, Giám đốc Tài chính SKC kiêm Giám đốc điều hành ISC thuộc Tập đoàn SK Hàn Quốc.
-
Tin vui cho người thu nhập thấp tại tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 26/2, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà đã khởi công dự án nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi hoàn thành sẽ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân và người lao động thu nhập thấp tại địa phương.








-
Vĩnh Phúc sáp nhập 15 xã, hình thành 14 đơn vị hành chính mới
Tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023–2025, theo đó sẽ giảm 15 đơn vị cấp xã, từ 137 đơn vị xuống còn 122 đơn vị.
-
Trước thềm sáp nhập: Bất động sản vùng Tây Thủ đô "nóng" chưa từng thấy
Thông tin về việc sáp nhập ba tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình thành một tỉnh mới mang tên Phú Thọ, với trung tâm hành chính dự kiến đặt tại TP. Việt Trì, đang khiến bất động sản vùng Tây Thủ đô nóng chưa từng thấy. Từ đất trung tâm cho đến vùng v...
-
Vĩnh Phúc bỏ phương án đặt tên xã bằng số, đồng thuận hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
Chiều 25/4, tại Hội nghị lần thứ 42, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua hai quyết sách quan trọng: điều chỉnh tên gọi 25 xã, phường sau sắp xếp và thống nhất chủ trương hợp nhất ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ để hình thành một ...