Ảnh minh họa
Theo đó, qua kết quả họp kiểm điểm cán bộ, công chức thuộc các xã, thị trấn liên quan đến việc lập hồ sơ đề xuất, kiến nghị UBND huyện trong việc hiến đất làm đường, UBND huyện yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 16 cá nhân là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và Công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường tại các xã, thị trấn: Đinh Văn, Đạ Đờn, Hoài Đức, Gia Lâm, Nam Hà, Mê Linh, Đông Thanh.
UBND huyện Lâm Hà cho biết, lý do 16 cán bộ nêu trên bị yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm là vì trong công tác lập hồ sơ kiểm tra, tham mưu, đề xuất kiến nghị UBND huyện đối với các trường hợp hiến đất làm đường chưa đảm bảo về hồ sơ, nội dung theo hướng dẫn của Sở Xây dựng và yêu cầu của UBND huyện Lâm Hà tại Quyết định số 3527/QĐ-UBND ngày 8/10/2020.
Cụ thể là không nêu rõ mục đích mở đường hoặc nêu mục đích mở đường nhưng không đúng nhu cầu thực tế của người dân; không đảm bảo việc đấu nối hệ thống giao thông theo quy hoạch.
UBND huyện Lâm Hà yêu cầu các nhân nêu trên nghiêm túc rút kinh nghiệm về những tồn tại, khuyết điểm của mình và không để xảy ra những tồn tại, khuyết điểm tương tự trong thời gian tới.
Trước đó, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đã ký ban hành Kết luận số 06/KL-UBND về việc ban hành kết luận kiểm tra về công tác tham mưu việc hiến đất làm đường và cho ý kiến đối với các trường hợp tách thửa trên địa bàn huyện.
Theo đó, kết luận kiểm tra đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế liên quan đến công tác tham mưu về việc hiến đất làm đường.
Cụ thể, hồ sơ của người sử dụng đất xin hiến đất, mở đường đi chưa đảm bảo, còn thiếu chặt chẽ, đơn của người sử dụng đất chỉ do cá nhân ký mà không phải tất cả những người được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ký. Cá biệt nhiều đơn, người được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ký thay vào đơn mang tên của người được cấp GCNQSDĐ để hiến đất là chưa đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Luật Dân sự.
Kết luận kiểm tra cũng đã chỉ ra, đối với 35/43 trường hợp người sử dụng đất có đơn xin mở đường đi, với mục đích nhu cầu thực tế là ''xin phép mở đường đi để đủ điều kiện tách thửa''. Trong khi đó báo cáo lại thể hiện, ''người sử dụng đất xin mở đường đi với mục đích để mở đường đi chung cho cộng đồng dân cư,… '' là phản ánh chưa chính xác, chưa đúng với thực tế.
Sau khi được UBND huyện chấp thuận chủ trương cho mở đường, người dân đã đầu tư xây dựng các tuyến đường, tự thiết kế, lập bản vẽ phân lô để rao bán và hình thành một số điểm dân cư mới tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch của địa phương.
Cùng với đó, việc tham mưu cho UBND huyện chấp thuận chủ trương đối với một số trường hợp người sử dụng đất xin mở đường chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo đúng theo các quy định và điều kiện thực tế của địa phương,…
Kết luận cũng đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế khác có liên quan đến công tác việc tham mưu đối với việc hiến đất làm đường và cả việc tham mưu cho ý kiến đối với các trường hợp tách thửa tại địa bàn,…
-
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra từ khâu xây dựng mỏ, phương án khai thác; khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng....
-
Novaland nói không liên quan sai phạm tại dự án Bộ Công an vừa có kết luận điều tra
Novaland cho hay ngay từ khi cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ các sai phạm của ông Nguyễn Cao Trí, doanh nghiệp đã tích cực hợp tác và cung cấp các tài liệu liên quan đến giao dịch dự án tại Lâm Đồng....
-
Sáp nhập nhiều đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, kể từ ngày 1/12/2024, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 ...