VPBank tính chi 2.000 tỷ đồng lập công ty bảo hiểm nhân thọ, đặt mục tiêu lợi nhuận cao nhất lịch sử
Theo kế hoạch, VPBank sẽ sở hữu tối đa 100% vốn tại công ty bảo hiểm mới, với tỷ lệ cụ thể tùy thuộc vào thỏa thuận với các đối tác và các quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến tham gia góp vốn, nhận chuyển nhượng để sở hữu một công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ.
Hội đồng Quản trị VPBank được giao toàn quyền tổ chức triển khai, tìm kiếm đối tác phù hợp và thực hiện các phương án đầu tư.
Bên cạnh kế hoạch mở rộng hệ sinh thái, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 25.270 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước – mức cao nhất trong lịch sử ngân hàng. Trong đó, lợi nhuận từ ngân hàng mẹ ước đạt 22.219 tỷ đồng, phần còn lại đến từ các công ty con như FE Credit, VPBankS và OPES.
Đáng chú ý, FE Credit dự kiến thu về 1.126 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, VPBank đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 25%, nâng tổng dư nợ cuối năm lên 887.724 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ dự kiến kiểm soát dưới 3% theo quy định tại Thông tư 11. Ở chiều huy động, tổng vốn huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá kỳ vọng đạt 742.311 tỷ đồng, tăng 34%.
Nếu hoàn thành các chỉ tiêu, tổng tài sản hợp nhất của ngân hàng dự kiến vượt mốc 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2024.
Đại hội cũng đã thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% (500 đồng/cổ phiếu), với tổng số tiền dự kiến gần 4.000 tỷ đồng, thực hiện trong quý II-III năm nay.
Ngoài ra, HĐQT VPBank đã trình cổ đông phương án ký các hợp đồng khung cho vay, gửi tiền với 2 công ty con là FE Credit và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) – đơn vị mà VPBank đang thực hiện chuyển giao bắt buộc. Theo đề xuất, hạn mức tối đa cho vay và gửi tiền với mỗi công ty con là 35% vốn điều lệ của VPBank tại từng thời điểm.
Cổ đông VPBank cũng đã thảo luận và thông qua phương án ứng phó dự kiến trong trường hợp cần can thiệp sớm theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (có hiệu lực từ 18/1/2024), đồng thời bầu ra Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 8 thành viên (2 thành viên độc lập) và Ban Kiểm soát gồm 5 thành viên.
-
Quý I/2025: VPBank đạt lợi nhuận trước thuế 5.015 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – HoSE: VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.935 tỷ đồng, tăng 25% so với quý I/2024.
-
VPBank, Techcombank “chạy nước rút” vào câu lạc bộ ngân hàng có tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng
Hai ngân hàng tư nhân hàng đầu – VPBank và Techcombank – đang bước vào cuộc đua tăng tốc với mục tiêu trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên cán mốc tổng tài sản 1 triệu tỷ đồng. Trong khi VPBank gây chú ý với kế hoạch tăng trưởng tín dụng “khủng”, thì Techcombank chọn hướng đi chắc chắn hơn, tập trung vào hiệu quả lợi nhuận.
-
VPBank: Một thành viên HĐQT gom hàng chục triệu cổ phiếu VPB
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) vừa có báo cáo về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.








-
Phó tổng giám đốc Gelex được đề cử vào Hội đồng quản trị Eximbank
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố danh sách nhân sự dự kiến cho nhiệm kỳ 2025-2030, chuẩn bị trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến diễn ra ngày 29/4.
-
Các ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số, chinh phục các mục tiêu tăng trưởng
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của một số ngân hàng vừa qua, lãnh đạo các ngân hàng đã đặt ra chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững trong kỷ nguyên mới. Nhiều ngân hàng Việt không chỉ đặt mục tiêu kinh doanh tham vọng mà còn chú trọng đ...
-
Một thành viên ban kiếm soát Vietcombank từ nhiệm trước thềm đại hội cổ đông
Vào ngày 24/4/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) đã chính thức công bố việc nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Trịnh Ngọc An, thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028, theo nguyện vọng cá nhân....