Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá mục tiêu đề ra về vốn FDI cho năm 2020 bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh đã nhận được khoảng hơn 591 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2020, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA).
Ông Hứa Quốc Hùng, Trưởng ban quản lý HEPZA cho biết việc đầu tư tập trung vào đa lĩnh vực được chính quyền thành phố ưu tiên, bao gồm cả ngành công nghiệp hỗ trợ.
Công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản, Nikkiso Vietnam MFG đã đầu tư thêm 3 triệu USD vào việc xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế tại Khu chế xuất Tân Thuận nhằm mục đích rộng sản xuất.
Một số tỉnh thành khác ở phía Nam cũng đã cấp phép cho các dự án lớn của những doanh nghiệp nước ngoài ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong năm nay.
Tỉnh Bình Dương đã cấp phép cho liên doanh 20 triệu USD của Singapore’s Ever Giant International Pte Ltd tại Khu công nghiệp Bàu Bàng và dự án 30 triệu USD của Singapore’s Sung Shin Tech Ltd tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp, phần lớn vốn FDI vào tỉnh Đồng Nai trong năm nay đã được đổ vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Nhiều công ty nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực này ở địa bàn tỉnh đã tăng cường đầu tư. Công ty Schaffler của Đức có trụ sở tại Khu công nghiệp Amata đã duyệt chi thêm 50 triệu USD, trong khi tập đoàn Chang Shin của Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Thạnh Phú đã tăng vốn đầu tư thêm 87 triệu USD.
Vào tháng 10 vừa qua, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã ký một thỏa thuận với lãnh đạo các khu chế xuất và công nghiệp trong Khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Khu này sẽ bao gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm phát triển mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ bằng cách thúc đẩy liên kết vùng.
Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (Jetro), 15 trong số 30 doanh nghiệp của nước này đã chọn Việt Nam làm điểm đến trong công cuộc đa dạng hóa các chuỗi cung ứng của họ sang khu vực Đông Nam Á.
Theo báo cáo về thị trường bất động sản công nghiệp do công ty bất động sản Savills Việt Nam công bố gần đây, Việt Nam đã trở thành cơ sở sản xuất thay thế được yêu thích về cả cơ sở vật chất lẫn chi phí lao động.
Báo cáo cho biết thêm, các công ty đa quốc gia hoạt động trong ngành sản xuất các thiết bị điện tử đang chịu áp lực lớn từ việc phải cắt giảm chi phí. Vì vậy, họ sẽ tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đến tiềm năng để đặt các chuỗi sản xuất và cung ứng mới.
-
Giải ngân vốn đầu tư công vay nước ngoài chưa được 50% kế hoạch
Các bộ ngành giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài mới đạt 45,51% kế hoạch điều chỉnh, như vậy nhiệm vụ còn lại trong tháng 12 là trên 50% dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao.
-
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cục thuế: Khách hàng có thể kiện?
CafeLand - Nghị định 126/2020 đã chính thức có hiệu lực, nhưng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi và sự lo lắng trong dư luận. Đặc biệt là quy định về việc ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin cá nhân khách hàng cho cơ quan thuế mỗi tháng.
-
Nhiều rủi ro từ cho vay ngang hàng
Một số công ty cho vay ngang hàng (P2P lending) đang phân phối, tìm kiếm khách hàng cho công ty cầm đồ để cho vay; cho vay cầm đồ biến tướng, tín dụng đen, cho vay nặng lãi...
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....