Đòn bẩy chính của dòng vốn nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam trong quý I năm nay đến từ phân khúc bất động sản công nghiệp, theo trang PhnompenhPost.
Ví dụ, công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã tăng vốn gần 941 triệu USD cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh, qua đó nâng tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản trong nước có bước nhảy vọt.
Xét trên bình diện quốc gia, Singapore tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong quý I, với tổng vốn đăng ký 2,29 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Tại tỉnh Long An, một tập đoàn bất động sản khu công nghiệp lớn đến từ Singapore cũng đã công bố quỹ đất mới có diện tích 20,9 ha tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 và 22,3 ha tại Khu công nghiệp Xuyên Á với mục đích cho thuê nhà xưởng.
Đây là hai dự án đầu tiên của BW trên địa bàn tỉnh Long An và nằm trong chiến lược mở rộng của công ty tại các khu công nghiệp trọng điểm giáp ranh với địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Theo các nguồn tin, 2 dự án này dự kiến sẽ hoàn thành lần lượt vào quý II và quý IV năm sau, cung cấp diện tích 433 m2 nhà kho xây sẵn 2 tầng cho các đơn vị cho nhu cầu thuê.
Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An cho biết, nhờ công tác xúc tiến, thu hút đầu tư diễn ra xuyên suốt, không bị gián đoạn trong đợt đại dịch năm ngoái, nên quá trình đầu tư vào đất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc kể từ đầu năm 2022.
“Từ đầu năm đến nay, tỉnh Long An đã thu hút được 230 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm đăng ký mới và điều chỉnh vốn vào các khu công nghiệp. Đầu tư trong nước đạt hơn 7.000 tỷ đồng (khoảng 304 triệu USD).
Có rất nhiều dự án lớn, chẳng hạn như gã khổng lồ ngành đồ uống Coca-Cola đầu tư vào một nhà máy với tổng vốn hơn 136 triệu USD tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An”, ông Thanh chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông cũng nói thêm rằng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Long An dựa trên thủ tục đầu tư và giấy phép được cải thiện, vì nhiều doanh nghiệp đã nhận được giấy chứng nhận ngay trong ngày.
Dòng vốn ồ ạt của các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường bất động sản công nghiệp đã đẩy giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam lên cao.
Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp của công ty dịch vụ bất động sản toàn cầu JLL cho thấy giá đất công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng mạn trong quý đầu tiên của năm nay, với mức tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này được cho là vì ảnh hưởng của làn sóng FDI đổ vào Việt Nam ngay khi nước ta mở cửa lại các chặng bay quốc tế sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Giá thuê đất công nghiệp trung bình là $ 120 một mét cho mỗi chu kỳ thuê.
Theo JLL, thị trường nhà xưởng xây sẵn đã chuyển sang quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc tế chọn đặt nền móng hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam, nhưng muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào hoạt động.
-
Ông Nguyễn Hữu Cường tái đắc cử Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
Chiều 8.5, tại Hà Nội, CLB Bất động sản Hà Nội (HNREA) đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ III (2022 – 2027).
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....