Hình minh họa.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cấp tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023-2026, do Sở Giao thông vận tải quản lý.
Theo quy mô đầu tư, dự án có điểm đầu tuyến tại Km7+760 thuộc xã Trung Hà, huyện Yên Lạc (điểm kết thúc dự án cầu Vân Phúc do thành phố Hà Nội đầu tư), điểm cuối tuyến tại Km9+880 thuộc đê tả sông Hồng địa phận huyện Yên Lạc.
Quy mô mặt cắt ngang đoạn dẫn chính từ đê tả sông Hồng lên cầu Vân Phúc dự kiến khoảng 20,5 m (theo kết quả thỏa thuận giữa tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Hội). Các hạng mục điện chiếu sáng, hệ thống an toàn giao thông, vuốt nối vào đê tả sông Hồng... được đầu tư đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Sau khi hoàn thành, công trình từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được duyệt; tạo thêm tuyến giao thông kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội qua sông Hồng, thúc đẩy kết nối phát triển KT-XH giữa Vĩnh Phúc với thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Năm 2022, Vinh Phúc lên kế hoạch bố trí nguồn vốn cho 17 công trình, dự án chuyển tiếp; 2 dự án khởi công mới và 13 dự án kéo dài vốn năm 2021 sang năm 2022.
Trong đó các dự án Giao thông trọng điểm bao gồm: đường trung tâm huyện Vĩnh Tường, tuyến QL2 (Cụm KT-XH Đại Đồng) đến QL2C (Cụm CN Đồng Sóc) giai đoạn 2; cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 305, đoạn từ Quán Tiên đến cầu Bến Gạo, đường trục Bắc-Nam đô thị Vĩnh Phúc đoạn từ QL2A tránh thành phố Vĩnh Yên đến đường vành đai 3; Đường trục Đông Tây đô thị Vĩnh Phúc đoạn từ Tân Phong (Bình Xuyên) đi Trung Nguyên (Yên Lạc); đường từ KCN Tam Dương I (ĐT.310) đến KCN Tam Dương II (Đường Hợp Châu-Đồng Tĩnh).
Cùng 2 dự án khởi công mới là mở rộng đường trục trung tâm Khu đô thị mới Mê Linh và đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên đoạn từ QL2C đến đường song song đường sắt tuyến phía Bắc.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2022, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh đạt thấp, nhiều dự án chưa thể giải ngân. Tính chung các công trình, dự án trọng điểm (trừ dự án ODA), đến ngày 15/6 mới giải ngân hơn 17% kế hoạch vốn giao. Ngoài ra, việc triển khai chuẩn bị đầu tư các dự án khác cũng diễn ra rất chậm.
-
Những dự án nào vừa bị “khai tử” tại Vĩnh Phúc?
Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc vừa công bố công khai 11 dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại đã bị thu hồi, chấm dứt hoạt động (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp nào đứng đầu danh sách nợ thuế tỉnh Vĩnh Phúc?
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện công khai danh sách 102 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với số tiền gần 500 tỉ đồng.
-
Vĩnh Phúc thông xe cầu vượt gần 500 tỷ đồng, xoá nghẽn ở nút giao thông quan trọng
Dự án cầu vượt Nguyễn Tất Thành có 8 nhịp (2 nhịp chính và 6 nhịp dẫn), sử dụng công nghệ dây văng, trụ tháp cách điệu; bề rộng cầu 22,5m; tổng mức đầu tư dự án là 488 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công ngân sách cấp tỉnh....
-
Khu công nghiệp sát cao tốc Nội Bài – Lào Cai tăng vốn đầu tư lên 6.300 tỷ đồng, gấp 7 lần mức cũ
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vừa công bố, KCN Thái Hoà – Liễn Sơn – Liên Hoà (khu vực II – Giai đoạn 1) được nâng vốn lên 6.361 tỷ đồng, tương đương khoảng 275 triệu USD, gấp 7 lần so với mức vốn đầu tư cũ là 914 tỷ đồng....