Ảnh minh hoạ
Tập đoàn Vingroup đang đề xuất đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Quảng Ninh dài khoảng 121 km, với vận tốc thiết kế tối đa 300 km/h, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch. Dự kiến tuyến này sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO), giảm gánh nặng chi phí vận hành cho nhà nước.
Dự án Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân khởi công từ năm 2008, dài 131 km, thiết kế tốc độ 120 km/h, tổng vốn đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng, hướng tới mục tiêu vận tải hàng hóa kết hợp hành khách. Tuy nhiên, năm 2011, dự án buộc phải dừng lại vì cắt giảm đầu tư công.
Gần đây, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất tăng vốn lên hơn 8.300 tỷ đồng để chuyển công năng dự án sang vận tải hành khách.
Tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì ngày 17/4 vừa qua, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã thảo luận kỹ lưỡng về đề xuất của Vingroup, bao gồm hướng tuyến, công nghệ, phương thức đầu tư và khả năng tích hợp quy hoạch. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tuyến Hà Nội – Quảng Ninh có vai trò chiến lược trong liên kết vùng đồng bằng sông Hồng, do đó cần cập nhật vào quy hoạch tổng thể mạng lưới đường sắt quốc gia.
Bộ Xây dựng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt đánh giá toàn diện, nghiên cứu cả phương án 160 km/h và 300 km/h, từ đó lựa chọn mô hình tối ưu. Báo cáo điều chỉnh tiền khả thi phải hoàn tất và gửi về Bộ trước ngày 6/5/2025 để kịp trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Một điểm đáng chú ý là nhà đầu tư cũng được yêu cầu đề xuất phương án khai thác theo mô hình TOD – phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng. Điều này mở ra khả năng xây dựng các khu đô thị vệ tinh, dịch vụ du lịch, thương mại dọc theo tuyến đường sắt, từ đó tạo ra giá trị gia tăng vượt xa so với lợi ích giao thông đơn thuần.
Nếu được triển khai đúng hướng, tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Quảng Ninh không chỉ góp phần hiện đại hóa hạ tầng, mà còn là “cú hích” cho kinh tế khu vực, đưa Quảng Ninh thực sự trở thành một trung tâm du lịch quốc tế – như tầm nhìn đã vạch ra từ lâu.
-
Bất động sản 24h: Khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước 31/12/2026
Tin vui cho hàng triệu người dân: Đường sắt tốc độ cao 350km/h rút ngắn hành trình Bắc - Nam sắp có bước ngoặt lớn; Khánh thành Bệnh viện Đa khoa hơn 1.900 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức; Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ bước vào giai đoạn nước rút thông xe vào 30/4... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương (mã: DPG) cho biết sẽ chú trọng vào các dự án trọng điểm mà Nhà nước đang khuyến khích đầu tư. Đạt Phương sẽ mở rộng tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, hầm và metro, những công trình trọng điểm phục vụ phát triển giao thông và đô thị thông minh.
-
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.






-
Phế thải của một nhà máy ở Quảng Ninh được đem ra bán với giá tiền tỷ, nhiều người tranh mua
Khoảng 800.000 tấn tro bay, xỉ đáy lò trong quá trình vận hành của nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả tại tỉnh Quảng Ninh được đem ra bán đấu giá với mức giá khởi điểm hơn 4 tỷ đồng.
-
165.000 lượt du khách đến Quảng Ninh trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5
Trong ngày 30/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Quảng Ninh đón khoảng 165.000 lượt khách du lịch, đạt 111% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Quảng Ninh điều chỉnh quy hoạch ưu tiên phát triển nhà ở xã hội
Để giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội cho người lao động trên địa bàn, Quảng Ninh đã nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đảm bảo mục tiêu xây dựng 25.000 căn vào năm 2030