Khoản lỗ 2,6 nghìn tỷ đồng được ghi nhận dù doanh thu trong 3 tháng đầu năm 2022 của hang hàng không tăng 55% lên khoảng 11,6 nghìn tỷ đồng. Khoản lỗ này vẫn thấp hơn so với con số 4 nghìn tỷ đồng trong quý đầu năm 2021.
Việc nới lỏng các hạn chế sau đại dịch COVID đối với du lịch nội địa đã giúp lưu lượng hành khách phục hồi, đặc biệt là trên các chuyến bay nối thủ đô Hà Nội với TPHCM. Nhưng tác động kéo dài của đại dịch cùng với chi phí nhiên liệu cao hơn đã khiến công ty không thể đạt được lợi nhuận.
Một doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) nếu doanh nghiệp đó lỗ ròng ba năm liên tục hoặc nếu số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ trong cả năm.
Lỗ lũy kế của hang hàng không tính đến ngày 31/3/2022 là 24,5 nghìn tỷ đồng, vượt vốn điều lệ khoảng 2,16 nghìn tỷ đồng.
Hãng hàng không chưa đưa ra bình luận về khả năng bị hủy niêm yết. Công ty dự kiến sẽ thảo luận vấn đề này với các cơ quan quản lý chứng khoán.
Quy định nêu rõ rằng một công ty phải công bố tài chính hàng quý trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo. Nhưng Vietnam Airlines đã công bố các kết quả kinh doanh quý đầu tiên vào ngày thứ Sáu vừa qua, khoảng ba tuần quá hạn chót. Hãng cho biết một số nhân viên và kế toán đã bị nhiễm COVID-19, cần phải cách ly.
Các nhà chức trách đã cho phép mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài vào ngày 15/3, nhưng lượng khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản phục hồi chậm.
Do các chuyến bay quốc tế chiếm tỷ trọng đáng kể trong các đường bay, Vietnam Airlines đã phải nỗ lực để khắc phục tình hình tài chính. Chính phủ hiện đang sở hữu gần 90% cổ phần của hãng hàng không quốc gia, trong khi hãng hàng không Nhật Bản ANA Holdings sở hữu khoảng 5,6%.