Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan.
Tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, các cấp trên kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; đồng thời đề xuất triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, đặc biệt là cơ chế họp Nội các chung giữa hai nước.
Về hợp tác kinh tế, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 9 tại Việt Nam. Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn. Điều này sẽ được thực hiện thông qua chiến lược "Ba kết nối" gồm kết nối hạ tầng cứng (đường bộ, đường sắt), kết nối thể chế, chính sách và tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và năng lượng tái tạo. Ông cũng đề nghị Chính phủ Thái Lan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Thái Lan.
Về phía Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Maris Sangiampongsa khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Thái Lan trong khu vực. Ông bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, triển khai chương trình "06 quốc gia một điểm đến" và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới. Bộ trưởng Maris cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng và tài chính.
Nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa, hai bên nhất trí thiết lập nhóm công tác chung với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan để trao đổi về các nội dung hợp tác, tháo gỡ vướng mắc và chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan trong năm 2025 cũng như cuộc họp Nội các chung giữa hai nước.
Trong lĩnh vực hợp tác khu vực, hai bên cam kết phối hợp chặt chẽ tại các cơ chế đa phương và khu vực, đặc biệt là hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong. Bộ trưởng Maris khẳng định Thái Lan sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN nhằm củng cố đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.
-
Tập đoàn Thái Lan muốn làm khu công nghiệp sinh thái, thông minh tại Hưng Yên
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên vừa có buổi làm việc với Tập đoàn WHA Industrial Development PCL (Thái Lan).
-
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tại Việt Nam, sản phẩm xi măng thân thiện môi trường SCG Low Carbon sẽ được xuất khẩu sang một số quốc gia như Mỹ, Canada và châu Úc.
-
Trả lời báo Bangkok Post, ông Win Phromphaet, chủ tịch điều hành tại Kasikorn Asset Management Company (Thái Lan), nhận định Thái Lan và Việt Nam sẽ nằm trong số "những nước hưởng lợi lớn nhất" khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.








-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.
-
Mỹ mời đoàn công tác Việt Nam họp: Tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết có nhiều tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ. Hiện Văn phòng Thương mại Mỹ đã mời đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang họp khởi...