Cụ thể, ngày 5/7 tới đây, Bộ Công Thương sẽ ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với cáp thép dự ứng lực nhập khẩu từ 3 quốc gia trên.
Cáp thép dự ứng lực
Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận hồ sơ của công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (bên yêu cầu), yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Ngày 20/4/2023, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại. Theo đó, trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Nội dung thẩm định hồ sơ gồm xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương; xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
Để phục vụ việc thẩm định cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa tương tự nêu trên cung cấp thông tin về doanh nghiệp công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm cáp thép dự ứng lực trong năm 2021 và năm 2022; ý kiến của công ty về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào khác mà công ty cho rằng liên quan đến vụ việc.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, để có thêm thời gian xem xét hồ sơ vụ việc và các thông tin liên quan, Bộ Công Thương quyết định gia hạn thời hạn ra quyết định điều tra vụ việc thêm 30 ngày.
-
Một mặt hàng thuộc CLB xuất khẩu tỉ đô của Việt Nam thoát “án” bán phá giá tại Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ cho rằng mặt hàng thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc, không lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....