23/07/2025 10:05 AM
Tối 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác ngoại giao kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2025 – giai đoạn then chốt để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 8,3-8,5% và tạo đà cho tăng trưởng hai con số sau đó.

Thủ tướng nhấn mạnh: Mục tiêu tăng trưởng 8,3–8,5% không chỉ là con số mà là động lực để đất nước vươn lên - Ảnh minh họa

Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2025, các hoạt động đối ngoại cấp cao diễn ra sôi động, số lượng đoàn công tác gần bằng cả năm 2024, với hơn 200 cam kết, thỏa thuận được ký kết, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 10 quốc gia, trong tổng số 13 đối tác chiến lược toàn diện từ đầu nhiệm kỳ.

Hoạt động ngoại giao kinh tế được triển khai quyết liệt, đồng bộ và có chiều sâu, góp phần quan trọng thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống như thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, đặc biệt tại Đông Bắc Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Đồng thời mở rộng ra các thị trường tiềm năng như Mỹ Latinh (Chile, Peru, Argentina), Trung Đông – Châu Phi (Saudi Arabia, UAE, Ethiopia, Tanzania…).

Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới với MERCOSUR, EFTA, Liên minh Châu Phi, SACU, GCC, Qatar, Ai Cập… Một số bước tiến đáng chú ý như đường bay thẳng Hà Nội – Ethiopia, ký kết hợp tác Halal với Brunei và Viện Tiêu chuẩn Hồi giáo, mở ra tiềm năng khai phá thị trường Halal toàn cầu.

Thúc đẩy đàm phán FTA

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu toàn hệ thống chính trị coi ngoại giao kinh tế là một trong những trụ cột then chốt để thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Ông nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, khai thác hiệu quả 17 FTA đã ký kết và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư với các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Á, Ấn Độ, Brazil.

Việc thúc đẩy đàm phán FTA với MERCOSUR, Brazil, GCC và các hiệp định gạo với Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Brazil cũng được Thủ tướng đặt ưu tiên cao.

Song song đó là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo như điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, da giày… mở rộng thị trường và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Việc đẩy nhanh Nghị quyết 222 về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam cũng được đề cập, với định hướng học hỏi mô hình thành công của Kazakhstan và thúc đẩy hợp tác với UAE, Singapore.

Đặc biệt, theo chỉ đạo của Thủ Tướng, cần thu hút các dự án FDI chất lượng cao, công nghệ cao, quy mô lớn, có tính lan tỏa, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ cao như bán dẫn, AI, điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT)… Trong đó, việc hoàn thiện khung chính sách về cơ chế đặc thù cho triển khai Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế cũng sẽ được đẩy nhanh.

Chủ đề: Kinh tế Việt Nam
  • Nâng tầm doanh nghiệp Nhà nước: Động lực mới cho kinh tế Việt Nam

    Nâng tầm doanh nghiệp Nhà nước: Động lực mới cho kinh tế Việt Nam

    Trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế Nhà nước (KTNN), với lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), luôn được Đảng ta xác định là nền tảng vững chắc, giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trước những biến động nhanh chóng của tình hình kinh tế thế giới, yêu cầu phát triển bền vững, công bằng, bao trùm trong nước, khu vực này đang đứng trước đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

  • Chính phủ đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8,3-8,5%

    Chính phủ đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8,3-8,5%

    Chính phủ đưa ra con số cụ thể là cả nước cần đạt mức tăng trưởng năm 2025 khoảng 8,3-8,5%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030.

  • Tận dụng các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu cho dệt may, da giày

    Tận dụng các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu cho dệt may, da giày

    Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động và thách thức ngày càng gia tăng, ngành dệt may và da giày Việt Nam đứng trước yêu cầu phải tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đổi mới sản xuất, phát triển chuỗi cung ứng bền vững.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.