Dữ liệu của JPC cho thấy, trong giai đoạn 2021-2022, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 1,7 triệu tấn thép đến Việt Nam. Trong đó có 1,66 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 21,3% so với 2,11 triệu tấn với năm trước.
Theo đó, sản lượng xuất khẩu HRC thấp hơn trong giai đoạn này do Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu thép cuộn cán nóng. Mặc khác, nhà sản xuất thép Việt Nam Hòa Phát đã sản xuất được 3,5 triệu tấn HRC trong năm 2021 tại khu liên hợp gang thép Dung Quất.
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu thép của Ấn Độ với 1,7 triệu tấn trong giai đoạn 2021-2022
Được biết, hầu hết sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC của Hòa Phát sản xuất năm 2021 dự kiến phục vụ nhu cầu trong nước, trong khi chỉ 30.000 tấn được xuất khẩu.
Mặc dù sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm sang Việt Nam giảm 22,9%, tổng sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ trong năm nay lại tăng 29,1% lên 10,78 triệu tấn. Theo đó, các thị trường nhập khẩu lớn của Ấn Độ bên cạnh Việt Nam là thị trường châu Âu và Trung Đông với sản phẩm chủ đạo là HRC.
Cụ thể, UAE đứng thứ hai về xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ với 1,27 triệu tấn, tăng 52,7% so với năm trước. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu sang UAE là HRC, đạt 784.100 tấn, tăng 32,2% so với 592.900 tấn của năm 2021.
Tương tự, Ý và Bỉ lần lượt chiếm vị trí thứ ba và thứ tư về sản lượng xuất khẩu thép của nước này với lần lượt là 1,26 triệu tấn và 1,12 triệu tấn.
Cũng trong giai đoạn này, sản lượng xuất khẩu thép sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt, gấp 35 lần 985.200 tấn so với 27.700 tấn của năm trước. Sự gia tăng đột biến là do nhu cầu HRC của nước này tăng mạnh, dẫn đến 875.800 tấn HRC của Ấn Độ được gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ so với 2.000 tấn của năm trước.
Ngoài ra, một yếu tố tác động nữa đó là giá HRC do các nhà máy thép của Ấn Độ cung cấp thấp hơn so với giá của các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại thị trường trong nước, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố báo cáo tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 3/2022 và quý 1 năm 2022.
Theo đó, trong quý 1/2022, cả nước sản xuất thép thành phẩm đạt 8,45 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, bán hàng thép thành phẩm đạt 8,14 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,28 triệu tấn thép giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, thị trường xuất khẩu thép các loại chủ yếu của Việt Nam trong quý 1/2022 là khu vực ASEAN, chiếm 40,57%; khu vực EU với 19,32%; Hoa Kỳ là 8,34%; Hàn Quốc là 6,97% và Hồng Kông là 3,91%.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm quý 1/2022 đạt khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỷ USD, giảm 18,04% về lượng nhưng tăng 18,84% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
-
Hòa Phát tăng giá HRC thêm 10 USD/tấn
Mới đây, Thép Hòa Phát Dung Quất thông báo sẽ tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) lên 10 USD/tấn cho các lô hàng từ tháng 6 và đầu tháng 7.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…